Dầu thô của Nga đang được chiết khấu thấp ra sao?

Giá dầu Urals của Nga hiện được giao dịch với giá 52 USD/thùng, có nghĩa là mức đề xuất của EU là 65-70 USD/thùng sẽ khó có tác dụng như mong muốn.

Theo Bloomberg , giá dầu Urals của Nga hiện giao dịch ở mức khoảng 52 USD/thùng, thấp hơn 10 USD/thùng so với mức thấp nhất giá trần được đề xuất đối với dầu thô của Nga .

G7 và EU vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng, nhưng cơ chế trần giá và lệnh cấm vận của EU đối với việc nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển sẽ có hiệu lực sau chưa đầy hai tuần nữa, vào ngày 5/12.

Các báo cáo hôm thứ tư (23/11) cho rằng EU đang thảo luận về việc giới hạn giá dầu của Nga ở mức từ 65-70 USD/thùng. Mức trần như vậy, nếu được chấp thuận, sẽ không làm giảm giá dầu Urals của Nga hiện đang được giao dịch trên thị trường.

Các đại sứ EU của khối 27 thành viên đã thảo luận về đề xuất của G7 đối với mức trần trong tuần này nhưng không đưa ra được quyết định, trong khi các nước trong khối EU bị chia rẽ về việc liệu mức giá trần 65-70 USD là quá cao hay quá thấp.

Theo Reuters, mức trần giá 65 - 70 USD/thùng dự kiến sẽ không ngay lập tức làm giảm doanh thu từ dầu mỏ của Nga, vì đây ít nhiều là mức giá mà người mua hiện đang trả cho dầu thô của Nga.

Phó chủ tịch nghiên cứu khí đốt và LNG của Wood Mackenzie, Massimo Di Odoardo chia sẻ trên với CNBC rằng, "Mức chiết khấu đó chắc chắn phù hợp với mức chiết khấu đã có trên thị trường. Tuy nhiên, nó dường như không có tác dụng gì đối với Nga nếu ở mức quá cao".

dau-tho-la-gi201-15886663203261216439810-5499.jpgẢnh minh họa.

Quảng cáo

EU nối lại đàm phán về giới hạn giá dầu của Nga

Sau khi không đạt được thỏa thuận về trần giá đối với khí đốt của Nga, EU cho biết sẽ nối lại các cuộc đàm phán về việc hạn chế giá dầu thô của Nga.

Và giống như trường hợp đối với khí đốt tự nhiên, cho đến nay, khối đã không thống nhất được mức giá trần nên nghiêm ngặt như thế nào hoặc cách thức thực hiện.

Các quốc gia như Ba Lan phản đối đề xuất của cơ quan hành pháp EU đặt giới hạn 65 USD/thùng, cho rằng điều đó quá "hào phóng" với Nga trong khi những nước khác như Hy Lạp không muốn xuống dưới mức đó.

Có một thực tế mà Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Valdis Dombrovskis đã thừa nhận trên Bloomberg TV rằng: "Nếu bạn đặt giá trần quá cao, nó sẽ không thực sự tốt. Dầu mỏ là nguồn thu lớn nhất của ngân sách Nga, vì vậy điều rất quan trọng là phải làm đúng điều này để nó thực sự có tác động đến khả năng tài trợ cho cuộc xung đột của Nga". Mục đích của việc giới hạn giá có hai mặt: để giữ cho dầu của Nga lưu thông đồng thời hạn chế doanh thu của nước này.

Các nhà ngoại giao sẽ hy vọng rằng cuộc đàm phán về giới hạn giá dầu sẽ thực sự thành công khi các kế hoạch gần đây cố gắng đưa ra mức giá trần đối với giá khí đốt tự nhiên trên toàn khối đã đi vào ngõ cụt sau khi các bộ trưởng năng lượng EU không đạt được thỏa thuận.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Công nghiệp Séc Jozef Sikela cho biết các bộ trưởng đã cố gắng đồng ý về "các biện pháp quan trọng" khác, bao gồm mua khí đốt chung, đoàn kết cung cấp khi cần thiết và đẩy nhanh quy trình cấp phép cho năng lượng tái tạo.

Đầu tuần này, Ủy ban châu Âu đã đưa ra một tuyên bố về cái được gọi là “giá trần an toàn” đối với giá khí đốt được đặt ở mức 275 euro, tương đương 283 USD, mỗi megawatt giờ.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng

Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.

Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên Giá dầu tăng 1,5% khi Mỹ-Trung Quốc dịu bớt căng thẳng thuế quan

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng