OPEC+ căn cứ tình hình thị trường để đưa ra quyết định về sản lượng

Quyết định của OPEC+ trong cuộc họp vào tháng 10 vừa qua, với việc giảm sản lượng 2 triệu thùng dầu/ngày (bắt đầu từ tháng 11), đã đóng một vai trò quan trọng nhằm ổn định thị trường dầu mỏ thế giới.

Dự kiến, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+) sẽ tiếp tục xem xét các điều kiện để cân bằng thị trường dầu mỏ thế giới tại cuộc họp vào tháng 12 tới.

Đây là thông tin được ông Saadoun Mohsen, một quan chức cấp cao trong phái đoàn Iraq tại OPEC, đưa ra trước báo giới ngày 26/11.

Theo ông Saadoun Mohsen, quyết định của OPEC trong cuộc họp vào tháng 10 vừa qua, với việc giảm sản lượng 2 triệu thùng dầu/ngày (bắt đầu từ tháng 11), đã đóng một vai trò quan trọng nhằm ổn định thị trường dầu mỏ thế giới.

Đại diện Iraq tại OPEC+ cũng nhấn mạnh thị trường dầu mỏ toàn cầu đã chứng kiến sự biến động về giá do tác động của đại dịch COVID-19, tình trạng suy giảm kinh tế thế giới và xung đột tại Ukraine.

Quảng cáo

Do tác động của các yếu tố này, OPEC+ rất khó để đảm bảo sự ổn định về giá dầu.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác dự kiến sẽ tổ chức cuộc họp tiếp theo tại Vienna (Áo) vào ngày 4/12 tới. Theo ông Saadoun Mohsen, Iraq dự kiến giá dầu thô sẽ ở mức ít nhất 85-95 USD/thùng vào năm tới.

Tháng 4/2020 khi đại dịch COVID-19 hoành hành, OPEC+ đã nhất trí giảm sản lượng gần 10 triệu thùng/ngày trong nỗ lực nhằm đảo chiều lao dốc của giá dầu thô vì tác động của các biện pháp phong tỏa phòng dịch.

Từ năm 2021, OPEC+ bắt đầu tăng sản lượng sau khi thị trường phục hồi. Sản lượng trở về mức trước đại dịch COVID-19 trong năm 2022 nhưng chỉ trên văn bản vì một số thành viên phải chật vật để đạt chỉ tiêu tăng sản lượng.

Đến tháng 9 vừa qua, sau hơn 1 năm, lần đầu tiên OPEC+ lại quyết định cắt giảm sản lượng nhưng chỉ là động thái mang tính tượng trưng với mức cắt giảm là 100.000 thùng/ngày từ tháng 10.

Theo Vietnamplus Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Trung Quốc sẽ đáp trả các nước "nhượng bộ" Mỹ về thuế quan

Trung Quốc tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả với các nước “nhượng bộ” Mỹ về thuế quan, gây bất lợi cho nước này, trong bối cảnh nhiều nước đang gấp rút tìm kiếm các điều khoản có lợi từ Nhà Trắng.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ EU dọa áp thuế trả đũa hàng trăm sản phẩm Mỹ nếu đàm phán thất bại

Mỹ siết chặt xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Lợi bất cập hại?

Hai “ông lớn” ngành bán dẫn là Nvidia và Advanced Micro Devices (AMD) dự kiến chịu tổn thất tài chính lớn do các yêu cầu cấp phép mới của Mỹ đối với chất bán dẫn xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cú sụt giảm chưa từng có trong lịch sử Mỹ: 279 tỷ USD vốn hoá Nvidia bị thổi bay trong 1 ngày, cổ phiếu bán dẫn toàn cầu nhuốm đỏ Những “ông lớn” sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi Mỹ áp thuế bán dẫn?

Những yếu tố làm thay đổi triển vọng kinh tế toàn cầu

Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.

Giá vàng châu Á tăng do lo ngại nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

Trong phiên giao dịch thưa thớt ngày 18/4, các thị trường châu Á biến động trái chiều, khi giới đầu tư đang theo dõi sát sao các cuộc đàm phán thuế quan giữa nhiều quốc gia với Mỹ.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ Chứng khoán châu Á khởi sắc khi Tổng thống Mỹ cân nhắc miễn thuế ô tô