Cuộc chạy đua mới trên thị trường khoáng chất hiếm toàn cầu

Trong khi Trung Quốc đang nắm quyền kiểm soát nguồn cung nhiều loại khoáng chất toàn cầu, nhiều nước khác cũng đang rất nỗ lực để trở thành những tay chơi mới trên thị trường.

Khi mà dầu bị nhiều nhà cung cấp coi như “vũ khí” vào thập niên 1970, việc Trung Quốc thống trị hoạt động cung ứng dầu và một số loại khoáng chất quan trọng khác có thể khiến cho nhiều người lo lắng.

Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, mọi chuyện đã có những thay đổi, chất cô ban, than chì, lithium, nickel và đất hiếm đều rất quan trọng vì những lý do khác nhau, theo nội dung bài báo mới đây được Economist đăng tải.

Các chất này quan trọng với hoạt động quốc phòng, sản xuất điện thoại thông minh và nhiều công nghệ số khác. Ngoài ra, những chất này còn có vai trò không thể thay thế trong sản xuất tua bin gió, pin cũng như các thiết bị sử dụng điện. Một tương lai năng lượng sạch không thể có được nếu thiếu các chất này.

Trung Quốc hiện tại gần như nắm quyền kiểm soát các chất nói trên. Trung Quốc cung cấp ước tính khoảng 90% nguồn cung đất hiếm. Trung Quốc đồng thời là nước sản xuất lithium lớn nhất.

Trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, việc Trung Quốc là nước cung cấp đất hiếm hàng đầu khiến nhiều nước lo lắng và họ đang cố gắng tìm kiếm nguồn cung cấp thay thế. Australia, Nhật, Hàn Quốc và nhiều nước khác đang nỗ lực đa dạng hóa nhà cung cấp đất hiếm ra ngoài Trung Quốc.

Trong nhóm “bộ tứ kim cương” bao gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật, chính phủ các nước đang rất cố gắng lên kế hoạch mở rộng chuỗi cung ứng các loại khoảng chất cần thiết.

Quảng cáo

Còn nhóm nước giàu tài nguyên như Australia và Indonesia (với nguồn cung nickel dồi dào và đang mơ phát triển ngành công nghiệp pin) đang tranh thủ cơ hội kiếm thật nhiều tiền từ bối cảnh nhu cầu với các loại chất này bùng nổ.

Các sáng kiến liên quan đến khoáng chất đang phát triển nhanh và sâu. Theo Bộ trưởng Tài nguyên Australia – bà Madeleine King tức nhắc đến việc phá thế độc quyền của Trung Quốc có thể coi như thách thức chiến lược. Ngày 20/6/2023, chính phủ của bà đã công bố chiến lược quan trọng để giải quyết vấn đề này. Australia là nước sản xuất lithium lớn nhất thế giới, nước sản xuất cobalt lớn thứ 3 thế giới và hiện đang đặt mục tiêu trở thành nước sản xuất đất hiếm lớn thứ 4 thế giới.

Australia đang đặt mục tiêu trở thành nước sản xuất khoáng chất qua xử lý hàng đầu thế giới. Austrlia sẽ cố gắng xây dựng những chuỗi cung ứng ổn định, theo khẳng định của bà King.

Australia đang cam kết ước tính khoảng 343 triệu USD nhằm hỗ trợ cho các dự án trong chiến lược của mình. Đó là chưa kể đến quỹ ước tính khoảng 2 tỷ USD để phát triển một số dự án khoáng chất ở giai đoạn ban đầu. Năm nay, chính phủ Australia đã chặn một doanh nghiệp Trung Quốc tăng mua cổ phần tại công ty đất hiếm bởi lý do bảo vệ an ninh quốc gia.

Tháng 4/2023, phái đoàn các doanh nghiệp sản xuất Australia đến thăm Tokyo với hy vọng các hợp đồng đầu tư vào mua dài hạn của Nhật sẽ giúp hỗ trợ cho sự phát triển của ngành công nghiệp khoáng chất vốn rất quan trọng với Australia.

Trong năm ngoái, chính phủ Nhật cũng đưa ra danh sách 11 loại khoáng chất chiến lược cần đến sự hỗ trợ của chính phủ. Tháng 3/2023, Nhật và Mỹ cũng đồng ý hợp tác phát triển chuỗi cung ứng khoáng chất, trong đó có chiến lược ứng phó giảm độc quyền của một số nước.

Hàn Quốc, nước ôm nhiều tham vọng phát triển các thiết bị và pin điện, dường như dễ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực. Chính phủ của Tổng thống Hàn Quốc Suk-yeol đã cam kết về biện pháp đảm bảo an ninh tài nguyên toàn diện, trong đó có việc đảm bảo nguồn cung những khoáng chất vô cùng quan trọng.

Phía Hàn Quốc đồng thời cũng muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc với các khoáng chất cần thiết từ tỷ lệ 80% hiện nay xuống còn 50% vào năm 2030, đồng thời tăng cường tỷ lệ tái sử dụng một số loại khoáng chất, từ 2% ở hiện tại lên 20% trong tương lai. Hàn Quốc cũng đã ký kết một số hợp đồng với các doanh nghiệp xuất khẩu khoáng chất như Australia, EU, Indonesia, Kazakhstan. Hàn Quốc cũng đã gia nhập Liên minh An ninh Khoáng chất dẫn đầu bởi Mỹ.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?