CTG phá kỷ lục giá, thị trường nhanh chóng "vá" đường xu hướng dài hạn

Phiên "gỡ điểm" đã xuất hiện nhanh chóng sau khi thị trường mất khá nhiều điểm số trước đó. Nhiều nhóm cổ phiếu như Ngân hàng, Chứng khoán, Đầu tư công đã góp mặt giúp bức tranh khởi sắc. Nổi bật nhất là CTG đã có giá đóng cửa kỷ lục.

CTG phá kỷ lục giá, thị trường nhanh chóng "vá" đường xu hướng dài hạn

Định vị thị trường

Việc Tổng thống Trump tạm hoãn áp thuế đối với Mexico và Canada đã giúp xoa dịu tâm lý của nhà đầu tư châu Á. Các chỉ số NIKKEI 225 (+0,72%), KOSPI (+1,13%), TWSE (+0,44%) đã có nỗ lực hồi phục nhẹ trong khi chỉ số HSI của thị trường Hong Kong thậm chí đã tăng 2,62%.

Nhờ đó, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có ngay một phiên gỡ điểm sau khi đã "khai xuân" kém tích cực. Chỉ số VN-Index đã trở lại với xu hướng tăng dài hạn với việc đóng cửa cao nhất phiên giao dịch.

Chất xúc tác

Yếu tố tỷ giá vẫn còn là "vết gợn" tâm lý bởi chỉ số DXY hiện vẫn còn neo sát mốc 109 điểm. Giá bán USD trên thị trường hiện đã tăng lên gần 25.750 VND/USD theo sau những vận động gần đây của DXY.

Cùng với đó là hoạt động bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục là áp lực khiến cho dòng tiền trong nước cần phải hấp thụ. Sau phiên bán ròng gần 1.500 tỷ đồng trên HOSE, khối ngoại vẫn rút tiếp gần 960 tỷ đồng, tập trung vào các cổ phiếu VNM (-306 tỷ đồng), LPB (-241 tỷ đồng), FPT (-159 tỷ đồng), SSI (-65,37 tỷ đồng).

Quảng cáo

Tỷ trọng giao dịch của khối ngoại đã được thu hẹp xuống còn 12,3% trong 2 chiều mua/bán.

Dù vậy, cũng cần ghi nhận dòng tiền trong nước đã có sự cải thiện khá ấn tượng. Quy mô khớp lệnh của HOSE đã đạt lên cao nhất trong vòng 1 tháng trở lại đây. So với phiên hôm qua, khớp lệnh đã gia tăng thêm 11%.

Vận động thị trường

Với sự cải thiện về dòng tiền, thị trường chung cũng dễ dàng lan tỏa sự tích cực hơn. Nhóm cổ phiếu Ngân hàng vẫn giữ vai trò thủ lĩnh với đóng góp của các cổ phiếu CTG (+3,5%), TPB (+2,5%), EIB (+2,5%), STB (+2,1%), MBB (+1,8%), TCB (+1,6%), VPB (+1,4%), OCB (+1,4%).

Nổi bật nhất là CTG đã lập kỷ lục giá đóng cửa mới sau những phiên hạ nhiệt đầu năm 2025. Trong năm 2024, CTG đã đạt thành tích tăng giá gần 40% và là cổ phiếu tăng mạnh thứ 4 của nhóm Ngân hàng.

Trong khi đó, các nhóm Chứng khoán và Đầu tư công, Vật liệu xây dựng cùng nhập cuộc khẩn trương với VIX (+3,15%), ORS (+4,35%), HCM (+2,1%), SSI (+2%), NKG (+4,78%), CTD (+7%), KSB (+4,7%), FCN (+3,7%), CTI (+2,9%), LCG (+2,4%), HHV (+2%), VCG (+2%).

Ngoài ra, các trường hợp cá biệt như GEE (+6,87%), NVL (+5,51%), TRC (+6,73%), QCG (+6,73%), PAN (+5,1%) cũng xuất hiện. Tổng cộng, số lượng mã tăng đã chiếm tới 70% số mã trên HOSE.

Chỉ số VN-Index gần như đã "vá" hết những điểm số đánh rơi trong phiên đầu tuần. Chốt phiên, VN-Index tăng 11,65 điểm lên 1.264,68 điểm (+0,93%)- mức cao nhất trong phiên. Tổng giá trị giao dịch của sàn đạt 15.325 tỷ đồng, tương đương 660,34 triệu đơn vị.

Còn HNX và UPCoM cũng ghi nhận được nhiều mã tăng mạnh như SHS (+7%), CEO (+4%), PLC (+3,6%), CLX (+7,1%), C4G (+6,3%), HBC (+4,8%), MFS (+8%). Giao dịch khả quan cũng được phản ánh vào kết quả của 2 chỉ số: HNX-Index tăng 1,4% còn UPCoM-Index tăng 0,84%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 1.600 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Đứt chuỗi 8 tuần tăng, chiến lược giao dịch khi thị trường rung lắc

Sau 8 tuần tăng liên tục, thị trường chứng khoán Việt Nam đang cho thấy dấu hiệu “hụt hơi”. Áp lực chốt lời trỗi dậy, tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn và những động lực mới để kéo chỉ số lên cao vẫn còn là dấu hỏi lớn. Liệu đây là nhịp nghỉ chân hay khởi đầu cho một đợt điều chỉnh sâu hơn?

Thị trường ghi nhận những biến động lớn ở TPB, ORS, IJC Thị trường đứt chuỗi 8 tuần tăng liên tiếp

Thị trường đứt chuỗi 8 tuần tăng liên tiếp

Thị trường có phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp nhưng chỉ đi kèm những rung lắc nhẹ trong phiên. Đáng chú ý, dù là phiên cuối để các quỹ ETFs ngoại cơ cấu danh mục, quy mô bán ròng trên HOSE đã xuống dưới 1.000 tỷ đồng.

Quỹ ETF ngoại quy mô gần 11.000 tỷ thêm mới một cổ phiếu ngân hàng, dự kiến bán mạnh SHB, gom HPG Ông Đỗ Anh Tú từ nhiệm Thành viên Hội đồng Quản trị TPBank

Ông Trần Anh Thắng chỉ giữ ghế Tổng Giám đốc tại Chứng khoán VFS

Ngày 20/3/2025, CTCP Chứng khoán Nhất Việt (mã VFS) đã tổ chức ĐHĐCĐ năm 2025 thông qua kế hoạch kinh doanh 2025, kế hoạch tăng quy mô vốn điều lệ, trả cổ tức bằng cổ phiếu và phê duyệt đơn từ nhiệm của hai nhân sự cấp cao trong Hội đồng quản trị (HĐQT).

Bí ẩn Amber Holdings - hệ sinh thái hậu thuẫn Chứng khoán Nhất Việt tăng vốn "thần tốc" Chứng khoán VFS muốn tăng vốn điều lệ lên 2.600 tỷ đồng trong năm 2025

Thị trường ghi nhận những biến động lớn ở TPB, ORS, IJC

Phiên đáo hạn phái sinh tháng 3 cũng là phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp của thị trường chứng khoán Việt Nam. Các diễn biến giằng co ở các cổ phiếu Bluechips liên tục xuất hiện trong khi một số mã như TPB, ORS, IJC xuất hiện biến động lớn.

Thị trường chịu rung lắc đặc trưng của tuần nhiều sự kiện Thị trường giảm hơn 11 điểm sau 2 phiên giao dịch