Credit Suisse trấn an giới đầu tư tài chính về tình hình thanh khoản

Nhiều người đã lo ngại về khả năng Credit Suisse có thể trở thành một Lehman Brothers thứ 2 của thị trường tài chính thế giới.

Trong cuối tuần qua, các nhà điều hành cấp cao của Credit Suisse đã rất cố gắng trấn an các khách hàng lớn, đối tác và nhà đầu tư về tình hình thanh khoản của ngân hàng này. Nguyên nhân chính khiến Credit Suisse phải hành động như vậy chính là bởi trước đó xuất hiện nhiều lo ngại về “sức khỏe” tài chính của ngân hàng này, theo nội dung bài báo mới được Financial Times đăng tải.

Theo FT, giao dịch CDS (Credit Default Swap) của Credit Suisse hiện đang ở mức cao. Chi phí bảo hiểm trái phiếu của Công ty để bảo vệ cho trường hợp vỡ nợ đã tăng khoảng 15% vào cuối tuần trước, giá CDS của Credit Suisse vì vậy lên mức cao chưa từng thấy kể từ năm 2009. Trong khi đó, giá cổ phiếu Credit Suisse giảm xuống mức thấp kỷ lục.

CDS là công cụ hợp đồng phái sinh về tín dụng giữa hai đối tác, được xem như một công vụ phòng vệ rủi ro tài chính, giống như các loại hợp đồng bảo hiểm. Bên mua trả phí bảo vệ rủi ro để được bồi thường một khoản tiền cố định nếu sự cố thực sự xảy ra.

Việc CDS của Credit Suisse tăng mạnh làm dấy lên nghi ngờ liệu ngân hàng này có phá sản. Trong bối cảnh trên, CEO của Credit Suisse - ông Ulrich Koerner, người vừa được bổ nhiệm vào tháng 7/2022, đã lên tiếng trấn an nhà đầu tư, cũng như các nhân viên rằng ngân hàng vẫn đang sở hữu “nền tảng tài chính mạnh và thanh khoản tốt”.

Ông Koerner cũng cho biết sẽ cập nhật thường xuyên tình hình hoạt động cho tới khi Công ty công bố chiến lược mới vào ngày 27/10/2022.

Quảng cáo

Theo Wall Street Journal, năm 2022, Credit Suisse thua lỗ hàng tỷ USD. Trong hai năm gần đây, ngân hàng đã hứng chịu hàng loạt tin xấu. Tháng 2/2022, Credit Suisse tiếp tục phải đối mặt với thách thức mới khi một cuộc điều tra quốc tế cáo buộc ngân hàng này xử lý các khoản tiền “bẩn” trong suốt nhiều thập kỷ.

Đây là vụ việc mới nhất trong một loạt vụ bê bối gây tổn hại tới uy tín của ngân hàng 166 năm tuổi này. Trước đó là vụ bê bối do các hoạt động do thám của Credit Suisse liên quan đến các giám đốc điều hành cấp cao, sau đó là hoạt động tương tự giữa ngân hàng này với công ty tài chính Greensill Capital.

Năm 2021, ngân hàng này đã thiệt hại hàng tỷ USD do các kế hoạch đầu tư bị phá sản và phải nộp phạt lớn vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng ở Mozambique.

KBW ước tính rằng ngân hàng có thể cần huy động vốn 4 tỷ franc Thụy Sĩ (4 tỷ USD) ngay cả sau khi bán một số tài sản để trả chi phí cho bất kỳ nỗ lực tái cấu trúc, tăng trưởng nào. Vốn hóa thị trường của Credit Suisse giảm xuống còn khoảng 10 tỷ franc Thụy Sĩ (10.1 tỷ USD). Giá trị thị trường của Credit Suisse là trên 30 tỷ franc vào khoảng tháng 3/2021.

Trong tháng trước, giá cổ phiếu của Credit Suisse đã giảm đến hơn 25%, chính vì vậy CEO của ngân hàng vào ngày thứ Sáu vừa rồi đã phải gửi thư trấn an nhân viên của ngân hàng về tình trạng vốn và thanh khoản của ngân hàng.

Những bất ổn liên quan đến tương lai của ngân hàng đã khiến cho nhiều điều hành cấp cao của ngân hàng rời đi. Mới đây nhất, đồng giám đốc bộ phận ngân hàng toàn cầu của Credit Suisse – ông Jens Welter, đã rời khỏi Credit Suisse và sang làm cho Citigroup.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ

Ngày 8/4, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Sang Mok tuyên bố chính phủ nước này sẽ công bố chi tiết về ngân sách bổ sung được đề xuất trị giá 10.000 tỷ won (6,8 tỷ USD) vào tuần tới.

Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong 16 năm Chính thức áp thuế chống bán phá giá tôn mạ xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc

GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ

Thủ tướng Pháp ông Francois Bayrou cho biết, các mức thuế quan của Mỹ đối với Pháp có thể khiến GDP của quốc gia này mất hơn 0,5 điểm phần trăm và làm gián đoạn các nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.

Sự thật về việc Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ? Đài Loan (Trung Quốc) chi ngân sách khủng để đối phó thuế nhập khẩu của Mỹ

Doanh thu của nhà lắp ráp iPhone hàng đầu cao kỷ lục

Tập đoàn Foxconn, nhà sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới, vừa công bố doanh thu quý I/2025 cao kỷ lục nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI).

Indonesia từ chối khoản đầu tư 100 triệu USD của Apple, vẫn cấm Apple bán iPhone 16 iPhone 16e: Chiến lược "chim mồi" của Apple trong phân khúc giá rẻ?

Nóng: Trung Quốc tuyên bố áp thuế 34% với toàn bộ hàng hoá của Mỹ từ ngày 10/4

Reuters đưa tin, Trung Quốc mới đây tuyên bố sẽ áp thuế quan và bổ sung thêm quy định hạn chế đối với hàng hoá của Mỹ, nhằm đáp trả việc Washington tăng thuế với nước này.

Nike, Adias, Puma rơi vào khó khăn do mức thuế quan cao mới của Mỹ Sếp Pyn Elite Fund: "Việc Mỹ áp thuế 46% với hàng hóa Việt Nam dường như rất bất công"