Cổ phiếu Cao su và Khu Công nghiệp chuyển mình, thị trường được xoa dịu nỗi lo

Với tính chất của một phiên cung tiềm năng về tài khoản nhà đầu tư, thị trường đã có sự thể hiện dè dặt và chỉ có lực kéo lên về cuối phiên. Nhóm ngành hỗ trợ mạnh nhất cho chỉ số là Cao su và Khu Công nghiệp, Xăng dầu.

Cổ phiếu Cao su và Khu Công nghiệp chuyển mình, thị trường được xoa dịu nỗi lo
 

Định vị thị trường

Sự đồng đều của chứng khoán châu Á còn thể hiện tốt hơn so với phiên giao dịch trước. Nổi bật nhất là NIKKEI 225 (+1,26%) đã bứt phá khỏi vùng đỉnh 2 tháng để vươn lên gần sát 40.000 điểm. Trong khi đó, KOSPI (+0,64%), TWSE (+0,48%), SET (+0,17%), SZI (+1,55%), SHCMP (+0,76%) cũng đều tăng điểm.

Các diễn biến thuận lợi kể trên lẽ ra đã có thể kích thích thị trường chứng khoán Việt Nam tăng tốt hơn. Tuy nhiên, với tính chất của một phiên cung tiềm năng về tài khoản nhà đầu tư, VN-Index vẫn phải chịu sự thử thách cả phiên sáng cho tới đầu phiên chiều. Nỗ lực kéo lên chỉ xuất hiện về cuối phiên với sự can thiệp của các mã Khu Công nghiệp, Cao su và Xăng dầu.

Chất xúc tác

Trong bối cảnh, lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt, Ngân hàng Nhà nước vẫn đang liên tục rút ròng. Trong phiên hôm qua đã có 21.300 tỷ đồng rút ròng trên thị trường mở, đưa khối lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường tăng lên mức 127.960 tỷ đồng, không còn khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố.

Điều này cho thấy, NHNN đang nỗ lực để làm chậm lại hoạt động đầu cơ trên thị trường ngoại hối. Giá bán ra của USD trên thị trường tự do hiện đang dần áp sát ngưỡng 26.000 VND/USD dù chỉ số DXY vẫn chưa thể bứt phá qua mốc 106 điểm.

Trong khi đó, khối ngoại đã có phiên bán ròng với giá trị thấp nhất trong vòng 8 phiên trở lại đây. Họ bán ròng 584 tỷ đồng đồng trên HOSE với FPT (-250 tỷ đồng), FUEVFVND (-141 tỷ đồng), MWG (-125 tỷ đồng) là những cổ phiếu bị bán ra nhiều nhất.

Quảng cáo
3ex-2024-06-2620240626161705.png?rt=20240626162716
 

Tỷ trọng giao dịch của khối ngoại vẫn khá cao, chiếm 14,14% mua/bán 2 chiều. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc nhà đầu tư trong nước mang tâm lý trì hoãn giao dịch. Khớp lệnh của HOSE chỉ đạt 589 triệu đơn vị, dưới mức bình quân 20 phiên.

Vận động thị trường

Do lượng cổ phiếu T+2 của phiên giảm 28 điểm về tài khoản nhà đầu tư trong phiên chiều nay, VN-Index đã có những động thái bị dìm điểm từ cuối phiên sáng. Tuy nhiên, đột biến về cung cầu đã không xảy khi thị trường bước sang phiên chiều.

Các cổ phiếu GVR (+7%), BCM (+4,8%) đã cùng nhau tăng tốc trong phiên chiều để trở thành những mã kéo điểm mạnh nhất cho chỉ số. Cùng với đó, PLX (+3,4%), FPT (+1,4%), POW (+2%) cũng hỗ trợ cho VN-Index lẫn VN30 được kéo lên.

Về mặt vốn hóa, cả GVR và BCM đều chưa phải là những "ông lớn" hàng đầu thị trường. Tuy nhiên, sức ảnh hưởng về nhóm ngành vẫn có khi các cổ phiếu Cao su và Khu công nghiệp khác như LHG (+3%), DPR (+3,8%), IJC (+2,7%) cùng bật tăng cuối phiên. Thậm chí, các mã DRC (+7%), CSM (+3,24%) còn tăng tốc từ phiên sáng trong đó DRC đã có phiên lập kỷ lục giá mới.

Nhóm Năng lượng cũng nhen nhóm tín hiệu hồi phục mạnh từ các cổ phiếu PPC (+7%), PC1 (+4%) sau khi POW vẫn thể hiện được sự vững vàng trong nhịp rung lắc của thị trường.

Dù vậy, xét tổng thể, thị trường còn phân mảnh trong nỗ lực hồi phục. Sắc đỏ vẫn còn chiếm 45% số mã trên HOSE so với 39,5% số mã tăng giá. Chỉ số VN-Index tăng 4,68 điểm lên 1.261,24 điểm. Thanh khoản sàn đạt 878,37 triệu đơn vị, tương đương 20.811 tỷ đồng.

Trong khi đó, 2 chỉ số còn lại biến động trái chiều trong biên độ hẹp. Chỉ số HNX-Index giảm 0,21% xuống 239,68 điểm với thanh khoản sàn đạt 52,19 triệu đơn vị, tương đương 1.132 tỷ đồng.

Còn UPCoM-Index tăng 0,07% lên 98,9 điểm, giao dịch đạt 66,18 triệu đơn vị, tương đương 1.254 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Thanh khoản gây khó, thị trường chưa thể hồi phục mạnh

Một phiên bật lên để lấy lại xu hướng tăng ngắn hạn là điều rất cần thiết giúp nhà đầu tư vững tâm. Tuy nhiên, thanh khoản của thị trường lại không ủng hộ khi khớp lệnh sụt hơn 1/4 quy mô so với phiên hôm qua.

Thị trường lại thủng xu hướng tăng ngắn hạn Thị trường chưa kích hoạt bán tháo sau khi đánh mất xu hướng tăng ngắn hạn

Thị trường chưa kích hoạt bán tháo sau khi đánh mất xu hướng tăng ngắn hạn

Ngoại trừ trường hợp của NVL và SSB, các cổ phiếu trên thị trường giao dịch không có đột biến sau phiên giao dịch để thủng xu hướng tăng ngắn hạn. Thậm chí, một số mã Chứng khoán, Thép, Bất động sản ít nhiều đã thể hiện được nỗ lực.

Thị trường lại thủng xu hướng tăng ngắn hạn TPBank chốt quyền chi cổ tức 20% vào cuối tháng 9

Hiệu suất nhiều quỹ mở vượt trội hoàn toàn so với VN-Index sau 8 tháng đầu năm

Top 5 quỹ mở có hiệu suất tăng trên 23% thuộc về VMEEF, SSISCA, VLGF, BVPF và VCBF-BCF. Trong đó, dẫn đầu là quỹ VMEEF của VinaCapital với hiệu suất tăng đến 32,84%, dù quỹ mới thành lập vào tháng 5/2023.

Ba rủi ro khiến VN-Index có thể giảm điểm tiếp Hiệu suất Pyn Elite Fund “chiến thắng” VN-Index nhờ đâu?

Làm chủ thị trường chứng khoán phái sinh với cuộc thi trực tuyến của DNSE

Sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam đã mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn cho những nhà đầu tư nhanh nhạy, bắt kịp xu hướng của thế giới để gia tăng thu nhập.

DNSE chiếm gần 30% thị phần tài khoản chứng khoán mở mới trong 6 tháng đầu năm Trợ lý chứng khoán ảo Ensa của DNSE được vinh danh “Giải pháp AI đột phá lĩnh vực tài chính”

Khi thị trường ám ảnh chuyện kinh tế Mỹ "hạ cánh cứng"

Không ít nhà đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam đang lo sợ về suy thoái của nền kinh tế Mỹ và cố gắng đi tìm các bằng chứng. Các chuyên gia đã đưa ra những đánh giá về rủi ro suy thoái và xu hướng của VN-Index.

Thị trường chông chênh sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh Chứng khoán VIX trở thành cổ đông lớn của PC1, Sabeco lên kế hoạch mua lại 43% cổ phần Sabibeco