Phiên "đạp" gấp gáp ngay đầu tuần, VN-Index mất gần 28 điểm

Sau cả tuần chỉ tăng được hơn 2 điểm, VN-Index xuất hiện một phiên đạp mạnh về điểm số tới gần 28 điểm. Biên độ vận động của thị trường cũng vượt xa những diễn biến trái chiều của thị trường châu Á.

Biến động thị trường chứng khoán

Định vị thị trường

Ngoại trừ thị trường Việt Nam, chứng khoán châu Á duy trì những vận động trái chiều tương đối lành mạnh trong ngày đầu tuần. Các chỉ số tăng điểm là NIKKEI 225 (+0,54%), STI (+0,17%) còn KOSPI (-0,7%), TWSE (-1,89%) giảm điểm. Trong đó, chỉ số TWSE giảm sâu sau khi đã liên tục phá kỷ lục điểm số nên cũng được xem như hoạt động chốt lời thông thường.

VN-Index đã đi qua tuần đáo hạn phái sinh và cơ cấu ETFs mà không có bước tiến đáng kể. Trong cả tuần trước, chỉ số tăng hơn 2 điểm. Nhưng khi bước vào phiên đầu tuần này, nhà đầu tư lại phải chứng kiến một nhịp "đạp" gấp gáp với gần 28 điểm bị đánh mất.

Chất xúc tác

Trong một phiên "đạp" mạnh, thanh khoản của HOSE đã có sự nhảy vọt. Khớp lệnh của sàn tăng 56,41% lên 1.098 triệu đơn vị, vượt trên mức bình quân 20 phiên gần nhất.

Dòng tiền của nhà đầu tư trong nước đã được kích hoạt khá tốt khi nhiều cổ phiếu có mức chiết khấu mạnh trong phiên. Đóng góp của tiền nội chiếm hơn 90% giao dịch của sàn.

Trong khi đó, nhà đầu tư ngoại dù vẫn chưa thay đổi về thói quen giao dịch nhưng không phải là tác nhân khiến cho thị trường có sự chao đảo. Họ bán ròng 956 tỷ đồng và vẫn tập trung vào mã FPT (-590 tỷ đồng).

Quảng cáo

Tuy nhiên, thông tin về hoạt động cơ cấu lại danh mục đầu tư tại Việt Nam của ông lớn SK Group dường như đã tạo ra sự chú ý tới thị trường hơn. Được biết, SK Group muốn thu hồi lại 1.000 tỷ Won tiền đầu tư ban đầu (khoảng 720 triệu USD theo tỷ giá hiện tại) tại một số doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.

Vận động thị trường

Với vận động đi ngang và chưa thể bứt phá khỏi mốc 1.300 điểm, việc thị trường có thể xuất hiện thêm nhịp "đạp" cũng là một kịch bản đã được nhiều chuyên gia lưu ý tới nhà đầu tư.

Thông tin về SK Group có thể là một trong những chất xúc tác kích hoạt bán ra sau khi VN-Index có sự thể hiện khá "ì ạch" trước mốc 1.300 điểm.

Nhiều cổ phiếu Bluechips đã phản ứng với trạng thái giảm mạnh như SSB (-4,8%), GVR (-4,5%), TPB (-3,9%), STB (-3,8%), VPB (-3,8%), PLX (-3,7%), HDB (-3,5%), BCM (-3,3%), MSN (-3,3%), FPT (-2,9%). Cả rổ VN30 chỉ có đúng 2 mã thoát được sắc đỏ là POW (+2%) và SAB (0%) và cũng không thể đủ sức cân bằng lại áp lực từ các mã còn lại.

Hầu hết các nhóm ngành trên thị trường đều chịu tác động theo. Trong đó, nhóm Chứng khoán ghi nhận nhiều mã giảm sâu như CTS (-6,91%), VDS (-6,89%), BSI (-6,93%) giảm sàn còn AGR (-6,6%), VCI (-5,6%), HCM (-5,7%), ORS (-5,8%), FTS (-6,3%) giảm trên 5%. Các mã MBS (-8,6%), BVS (-9,3%) trên HNX cũng không tránh được xu hướng chung.

Các nhóm ngành như Hóa Chất, Bất động sản, Cảng biển, Thép, Dầu khí, Nông nghiệp, Hàng không cũng không là ngoại lệ dù rất nhiều cổ phiếu đều có vận động tích cực trong các phiên trước: DGC (-5,46%), TCH (-6,67%), HDG (-6,3%), VSC (-5,61%), HSG (-4,76%), PVD (-5,86%), DBC (-5,3%), HVN (-6,97%)…

Sắc đỏ bao trùm tới 75% số mã trên HOSE cho thấy nhà đầu tư khó tránh khỏi việc mất lãi hoặc bị lỗ khi lực bán xuất hiện đồng loạt. VN-Index chốt phiên giảm 27,9 điểm xuống 1.254,12 điểm (-2,18%). Tổng giá trị giao dịch toàn sàn đạt 31.815 tỷ đồng.

2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cũng đều giảm mạnh, mất lần lượt 1,89% và 1,52%. Dù vậy trên UPCoM vẫn xuất hiện các mã đi ngược tâm lý như TTN (+5,5%), C4G (+5,1%), TVN (+5,7%), G36 (+4,7%). Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt gần 3.000 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Chuyên gia VPBankS: “Thị trường chỉnh là cơ hội mua”

Theo ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường Chứng khoán VPBank (VPBankS), những nhà đầu tư mua được cổ phiếu quanh ngưỡng 1.200 điểm và nắm giữ từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau nhiều khả năng được chốt lời giá cao.

Những nhân tố nội đang khuấy động ngành Chứng khoán Mô hình CCP sẽ giúp rủi ro không bị đẩy về phía các công ty chứng khoán

Thị trường chênh vênh ở mốc 1.250 điểm

Phiên giao dịch đầu tuần ghi nhận các nhóm ngành Đầu tư công, Khu Công nghiệp giao dịch tích cực. Tuy nhiên, khối ngoại lại trở lại bán ròng còn tiền nội lại thờ ơ với thị trường khiến cho VN-Index chỉ chênh vênh ở mốc 1.250 điểm.

Thị trường có 2 tuần hồi phục, nhà đầu tư có thể an tâm? Tuần hồi phục thứ 2, thị trường sắp được áp dụng mô hình CCP

Tuần hồi phục thứ 2, thị trường sắp được áp dụng mô hình CCP

VN-Index đã tăng 22,36 điểm trong tuần vừa qua giúp thị trường chứng kiến 2 tuần hồi phục liên tiếp. Đồng thời, khối ngoại cũng có tuần mua ròng đầu tiên sau 7 tuần liên tiếp bán ra.

Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán sửa đổi: Thúc đẩy sự phát triển với mục tiêu nâng hạng lên thị trường mới nổi Những nhân tố nội đang khuấy động ngành Chứng khoán

Thị trường có 2 tuần hồi phục, nhà đầu tư có thể an tâm?

Các chuyên gia chứng khoán đã đánh giá về trạng thái thị trường sau khi có tuần hồi phục thứ 2 và hoạt động giải ngân trở lại của nhà đầu tư nước ngoài.

Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán sửa đổi: Thúc đẩy sự phát triển với mục tiêu nâng hạng lên thị trường mới nổi Những nhân tố nội đang khuấy động ngành Chứng khoán

Những nhân tố nội đang khuấy động ngành Chứng khoán

Cuộc cạnh tranh trong ngành Chứng khoán vẫn đang diễn ra quyết liệt và hấp dẫn với nhiều doanh nghiệp nội tăng trưởng thần tốc chỉ sau một thời gian ngắn được sang tên đổi chủ.

"Gỡ được nút thắt Pre-funding là điều kiện mấu chốt để FTSE nâng hạng cho Việt Nam" Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán sửa đổi: Thúc đẩy sự phát triển với mục tiêu nâng hạng lên thị trường mới nổi

Thị trường "tươi mới" hơn ở phiên thứ 6 khối ngoại mua ròng

Nhà đầu tư nước ngoài đang có chuỗi 6 phiên liên tiếp giải ngân vào thị trường. Nhưng phải đến hôm nay, thị trường mới cho thấy sự hứng khởi trong tâm lý giao dịch, qua đó khép lại tuần tăng điểm thứ 2 của VN-Index.

Chứng khoán TCBS muốn triển khai phát hành riêng lẻ gần 1.400 tỷ đồng Thị trường vẫn nhạt nhòa dù có sắc xanh