Chứng khoán Mỹ có tuần tăng điểm mạnh bất chấp loạt tin tiêu cực

Tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ đã có nhiều lúc bị ảnh hưởng tiêu cực khi mà thông tin kinh tế vĩ mô Mỹ không đạt kỳ vọng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thị trường chứng khoán Mỹ trong ngày thứ Sáu tăng điểm mạnh và chốt lại tuần tăng điểm sau khi mất đà tăng điểm sau đợt tăng điểm của tháng 1/2023.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 330,93 điểm tương đương 1% lên mức 33.375,49 điểm còn chỉ số S&P 500 tăng 1,89% lên 3.972,61 điểm. Cả hai chỉ số này khép lại chuỗi 3 phiên giảm điểm. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq tăng 2,66% nhờ vào việc cổ phiếu của Netflix và Alphabet lên điểm mạnh, chỉ số này chốt phiên ở mức 11.140,43 điểm.

Chỉ số Nasdaq tăng điểm mạnh hơn so với các chỉ số khác trong tuần qua, chỉ số ghi nhận mức tăng 0,55% và như vậy có tuần tăng thứ 3 liên tiếp. Đóng cửa tuần giao dịch, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones giảm 2,7% còn chỉ số S&P 500 giảm 0,66% trong tuần, cả hai chỉ số như vậy chấm dứt chuỗi 2 tuần tăng điểm.

Tính từ đầu năm đến nay, cả ba chỉ số này vẫn duy trì được trạng thái tăng điểm.

“Chúng ta đang chứng kiến thị trường phản ứng cảm tính hơn kỳ vọng. Quá nhiều người trở nên bi quan và chúng ta nhận thấy thị trường diễn biến theo hình parabol. Giờ đây, đúng như kỳ vọng, thị trường đang không diễn biến không theo đường thẳng”, nhà sáng lập kiêm CEO của quỹ KKM Financial – ông Jeff Kilburg phân tích.

Nhà đầu tư hiện vẫn đang tiếp tục theo dõi thông tin liên quan đến lợi nhuận doanh nghiệp và diễn biến cổ phiếu của các doanh nghiệp công nghệ lớn, cổ phiếu của nhóm này dẫn dắt thị trường tăng điểm. Cổ phiếu Netflix tăng khoảng 8,5% sau khi công bố số lượng thuê bao cao hơn so với kỳ vọng nhưng lợi nhuận lại không đạt dự báo của giới chuyên gia. Cổ phiếu Alphabet tăng hơn 5% sau khi công ty thông báo sẽ sa thải khoảng 12.000 nhân viên.

Mặc dù làn sóng sa thải nhân viên công nghệ đã nhen nhóm suốt từ đầu năm 2022 khi COVID-19 dần được kiểm soát nhưng mới đây nó lại trở thành câu chuyện nóng hổi của thung lũng Silicon.

Twitter “nổ phát súng đầu tiên” khi mà ông chủ mới của mạng xã hội này - Elon Musk, tuyên bố sẽ sa thải hàng loạt nhân viên. Cụ thể, Twitter đã sa thải tới gần một nửa công ty. Trước khi Elon Musk tới, Twitter có 75.000 nhân viên, bây giờ theo euronews, chỉ có 3.700 người ở lại. Một số nhân viên thậm chí nhận được email sa thải khi họ còn đang ngủ.

Cư dân mạng có vẻ thấy việc này khá hài hước, nhưng lý do mà Elon Musk đưa ra là một thực trạng của các công ty công nghệ hiện nay.

Ông Elon Musk - chủ sở hữu Twitter cho hay: "Thành thật mà nói, Twitter đang gặp khó khăn về tài chính từ trước cả khi tôi đàm phán mua lại. Đây là tình hình chung của các công ty công nghệ phụ thuộc vào doanh thu quảng cáo. Nếu nhìn vào Google và Facebook bạn cũng sẽ thấy thế. Twitter còn dễ bị tổn thương hơn vì hầu hết quảng cáo chạy trênTwitter là quảng cáo thương hiệu lớn, không phải quảng cáo theo kiểu phản hồi trực tiếp".

Công ty mẹ Alphabet của Google công bố sẽ cắt giảm khoảng 12.000 việc làm tức tương đương khoảng 6% tổng lực lượng nhân sự của doanh nghiệp. Đây là doanh nghiệp công nghệ mới nhất thu hẹp quy mô kinh doanh sau nhiều năm tăng trưởng và tuyển dụng ấn tượng.

Việc cắt giảm nhân sự sẽ ảnh hưởng đến toàn cầu và trong toàn bộ các mảng kinh doanh, theo CEO của Alphabet – ông Sundar Pichai chia sẻ với nhân viên trong email công bố ngày thứ Sáu. Ông Pichai nhấn mạnh ông chịu hoàn toàn trách nhiệm về những quyết định.

Trong vòng 1 năm qua, cổ phiếu Alphabet đã mất giá đến 30%.

Với đợt sa thải này, Google đã tiếp bước nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn khác của nước Mỹ trong việc thu hẹp quy mô hoạt động trong bối cảnh kinh tế đi xuống và lạm phát leo thang. Loạt doanh nghiệp công nghệ như MetaPlatforms, Twitter hay Amazon.com đều đã sa thải nhân viên mạnh tay.

Nhờ vào hoạt động kinh doanh vững vàng, Google đã trở thành một trong những doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ không sa thải nhân viên. Tuy nhiên khi mà hoạt động quảng cáo số không mang lại doanh thu như kỳ vọng và mảng điện toán đám mây vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ Amazon và Microsoft thì Google cũng đương đầu với không ít khó khăn.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE