Chứng khoán châu Á sau loạt động thái mới từ Trung Quốc

Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán châu Á không khỏi tính toán đến điểm được mất sau khoảng thời gian giới chức Trung Quốc.

Phiên giao dịch ngày thứ Ba, thị trường chứng khoán châu Á hồi phục sau khoảng thời gian giảm điểm ban đầu bởi nhà đầu tư cân nhắc đến chi phí ngắn hạn từ tình trạng lây nhiễm COVID-19 tại Trung Quốc và lợi ích dài hạn từ việc mở cửa hoàn toàn nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới.

Chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương bên ngoài Nhật tăng 0,5%, chỉ số này đã giảm hơn 1% vào đầu phiên giao dịch.

Thanh khoản trên thị trường cải thiện khi mà một số thị trường đóng cửa nghỉ lễ, chính vì vậy thị trường có nhiều diễn biến mạnh. Chỉ số Nikkei 225 tương lai của thị trường Nhật giao dịch ở mức 25.750 điểm so với mức đóng cửa phiên gần nhất là 26.094 điểm.

Nhà đầu tư cảm thấy được khích lệ bởi việc chỉ số Hang Seng trên thị trường Hồng Kông tăng 1,3%, trong phiên giao dịch đã có lúc chỉ số giảm đến hơn 2% còn chỉ số chứng khoán CSI của Trung Quốc tăng 0,2%.

Kết quả các cuộc khảo sát gần đây cho thấy hoạt động sản xuất tại các nhà máy của Trung Quốc suy giảm ở tốc độ nhanh nhất trong gần 3 năm khi mà tình trạng lây nhiễm COVID-19 gây ảnh hưởng xấu đến các dây chuyền sản xuất.

“Trung Quốc đang bước vào những tuần nguy hiểm nhất của đại dịch COVID-19”, các chuyên gia phân tích tại Capital Econonomics cảnh báo.

Quảng cáo

“Giới chức Trung Quốc không còn ngăn tốc độ lây lan của virus khi mà dịp nghỉ Tết Nguyên đán đến gần, bất kỳ khu vực nào của đất nước chưa trải qua tình trạng lây nhiễm COVID-19 thì sẽ sớm như vậy”, Capital Economics phân tích.

Các dữ liệu mới nhất cho thấy hoạt động kinh tế đi xuống trên khắp toàn quốc và nhiều khả năng sẽ vẫn như vậy cho đến khi làn sóng lây nhiễm bắt đầu hạ nhiệt.

Số liệu từ Mỹ công bố trong tuần này dự kiến sẽ cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn còn thiếu lao động, chỉ số giá tiêu dùng tại EU nhiều khả năng sẽ chững lại khi mà giá năng lượng tăng lên.

“Hiệu ứng nền sẽ khiến cho lạm phát tại các nền kinh tế lớn sụt giảm, tuy nhiên giá cả của nhiều loại mặt hàng hiện vẫn duy trì ở ngưỡng cao, phần lớn nguyên nhân từ việc thị trường lao động hiện vẫn đang thiếu người”, chuyên gia thuộc NatWest Markets phân tích.

NatWest Markets dự báo lãi suất sẽ lên mức 5% tại Mỹ, 2,25% tại Eu và 4,5% tại Anh và duy trì ở ngưỡng này trong suốt cả năm. Thị trường tài chính trong khi đó đang dự báo về khả năng lãi suất sẽ được cắt giảm vào cuối năm 2023, lãi suất tương lai của Fed dao động trong ngưỡng từ 4,25% đến 4,5% vào thời điểm cuối tháng 12/2022.

Biên bản cuộc họp tháng 12/2022 của Fed dự kiến công bố trong tuần này sẽ cho thấy nhiều rủi ro về khả năng lãi suất sẽ tăng cao hơn trong thời gian dài hơn, tuy nhiên nhà đầu tư sẽ mong muốn nói đến khả năng hãm phanh chính sách bởi xét đến đến việc lãi suất đã tăng quá mạnh.

Dù rằng thị trường đã tính đến khả năng phía Mỹ nới lỏng chính sách, họ đã hoàn toàn bất ngờ với việc Ngân hàng Trung ương Nhật bất ngờ nâng trần lãi suất trái phiếu mới đây.

BOJ hiện đang cân nhắc nâng dự báo lạm phát tháng 1/2022 cho thấy mức tăng giá cả lên sát ngưỡng 2% trong năm tài khóa 2023 và 2024.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Cửa hàng miễn thuế Shinsegae Duty Free tại Busan đóng cửa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc suy giảm trong ngành công nghiệp này. Nguyên nhân do dịch COVID-19, tỷ giá hối đoái cao và thay đổi nhu cầu mua sắm của khách du lịch

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị Đồng won Hàn Quốc chạm “đáy” 15 năm

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát

Ngày 9/1, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman cho biết, bà vẫn thấy những rủi ro lạm phát kéo dài và các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản Số liệu lạm phát giúp chứng khoán Mỹ thu hẹp đà giảm trong tuần

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc, thấp hơn mức thuế suất tối huệ quốc, sẽ được áp dụng cho 935 mặt hàng, trong khuôn khổ kế hoạch điều chỉnh thuế quan hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán xe điện sắp vượt xe xăng, Trung Quốc trở thành thị trường nóng nhất Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Nigeria