Chứng khoán châu Á dè chừng với khả năng Fed thay đổi định hướng chính sách

Việc doanh số bán lẻ vững vàng và kỳ vọng lạm phát leo thang đã khiến nhà đầu tư giảm đi kỳ vọng vào khả năng nới lỏng chính sách trong năm nay.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thị trường chứng khoán châu Á giao dịch thận trọng trong phiên ngày thứ Hai khi mà mùa công bố kết quả kinh doanh tại Mỹ bước vào giai đoạn sôi động. Cùng lúc đó, nhiều dữ liệu kinh tế mới công bố của Trung Quốc giúp cho thị trường hiểu hơn về việc nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang hồi phục ra sao.

Thị trường đồng thời cũng đang có sự dịch chuyển về tâm lý sau khi triển vọng lãi suất của Mỹ thay đổi, chỉ số của CME Futures cho thấy khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất 0,25 điểm phần trăm lên 5,0% đến 5,25% trong tháng 5/2023 lên đến 83%.

Việc doanh số bán lẻ vững vàng và kỳ vọng lạm phát leo thang đã khiến nhà đầu tư giảm đi kỳ vọng vào khả năng nới lỏng chính sách trong năm nay xuống còn ngưỡng chỉ khoảng 55 điểm cơ bản.

“Số liệu về thị trường lao động, lạm phát và tiêu dùng công bố đầu tháng 4/2023 đều cho thấy Fed còn nhiều việc phải làm và rằng việc kinh tế Mỹ hạ cánh cứng sẽ lớn hơn khả năng kinh tế Mỹ bất ngờ suy giảm tăng trưởng mạnh”, các chuyên gia phân tích tại ANZ nhấn mạnh.

Cũng theo các chuyên gia thuộc ANZ, họ dự báo về khả năng sẽ có thêm 2 lần nâng lãi suất 25 điểm cơ bản, và nếu số liệu kinh tế không xấu đi, thị trường không nên kỳ vọng vào khả năng sẽ có những đợt hạ lãi suất trong nửa sau của năm nay.

Trong tuần này, thị trường tài chính thế giới sẽ đón nhận nhiều thông điệp chính sách. Ít nhất 8 quan chức thuộc Fed sẽ có bài phát biểu, trong đó có 3 thống đốc. Loạt bài phát biểu này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kỳ vọng thị trường trong thời gian tới.

Kết quả, chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương bên ngoài Nhật hạ 0,3% còn chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật dường như không thay đổi.

Cổ phiếu các doanh nghiệp sản xuất chip của Trung Quốc niêm yết trên sàn Mỹ tăng 0,7% trước thềm doanh số bán lẻ, sản xuất công nghiệp và GDP Mỹ được công bố.

Các số liệu công bố vào cuối tuần qua cho thấy giá nhà tại Mỹ tăng mạnh nhất trong 21 tháng, yếu tố này hỗ trợ cho nhu cầu và niềm tin tiêu dùng.

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq tương lai không có nhiều thay đổi khi mà nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo lợi nhuận của Goldman Sachs, Morgan Stanley và Bank of America.

Nhiều doanh nghiệp lớn dự kiến sẽ công bố kết quả kinh doanh trong tuần này bao gồm Johnson & Johnson, Netflix và Tesla.

Các chuyên gia phân tích dự báo lợi nhuận các doanh nghiệp thuộc S&P 500 trong quý 1/2023 giảm ước tính 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Chuyên gia phân tích thuộc BofA, bà Savita Subramanian, hiện đang lo lắng về triển vọng của năm 2023.

“Nhu cầu hàng hóa tiêu dùng vốn đã yếu đi và giờ đây dịch vụ cũng đang trong xu thế như vậy. Các hãng hàng không, khách sạn và nhà hàng đang chịu sức ép từ bối cảnh vĩ mô suy yếu và áp lực lương chưa giảm đi”, chuyên gia thuộc BofA cảnh báo.

Trên thị trường trái phiếu, việc kỳ vọng của Fed thay đổi đã đẩy lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ lên ngưỡng 4,12%, lợi suất này đã tăng 12 điểm cơ bản trong tuần này.

Thị trường hiện cũng đang kỳ vọng vào khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ có quan điểm chính sách cứng rắn, lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Đức thời hạn 2 năm tăng 32 điểm cơ bản trong tuần qua, mức tăng mạnh nhất tính từ tháng 9/2023.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE