Chi phí vận tải biển giảm sâu phát chỉ báo xấu về tiêu dùng, thương mại toàn cầu

Khối lượng vận tải bằng tàu container từ châu Á sang Mỹ trong tháng 12/2022 ước tính đạt 1,31 triệu TEU, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước.

Khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ châu Á sang Mỹ giảm sâu trong thời điểm cuối năm ngoái khi mà lạm phát cao dai dẳng làm suy giảm chi tiêu của các hộ gia đình Mỹ với nhiều loại sản phẩm và mặt hàng từ nội thất cho đến đồ chơi, theo nội dung bài báo mới được Nikkei đăng tải.

Khi mà các doanh nghiệp bán lẻ không còn dự trữ những mặt hàng tồn kho như trong thời kỳ đại dịch căng thẳng, chi phí vận tải rơi xuống ngưỡng thấp nhất trong 3 năm, cùng lúc đó, giá cả của các công ten nơ cũng giảm theo.

Khối lượng vận tải bằng tàu container từ châu Á sang Mỹ trong tháng 12/2022 ước tính đạt 1,31 triệu TEU trong tháng 12/2022, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu của doanh nghiệp nghiên cứu về ngành vận tải Descartes Datamyne. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp con số này ghi nhận mức giảm trên 20%.

Trong khoảng thời gian một năm tính đến tháng 8/2022, khối lượng vận chuyển hàng hóa từ châu Á sang Mỹ giảm lần đầu tiên trong hơn 2 năm, tốc độ suy giảm thậm chí càng ngày càng lớn hơn.

Tính cả năm 2022, khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường công ten nơ giảm 4% xuống còn 19,64 triệu TEU và như vậy ghi nhận năm giảm đầu tiên trong 3 năm gần đây.

Lạm phát đã làm “xói mòn” sức mua của người tiêu dùng, làm suy giảm nhu cầu hàng hóa tiêu dùng cũng như vận tải đường biển, theo một quan chức tại công ty vận tải container, đồng thời tình trạng thương mại suy giảm trên tuyến Á – Mỹ cũng phản ánh tình trạng tương tự tại nhiều tuyến hàng hải lớn khác trên thế giới.

Quảng cáo

Khối lượng vận chuyển hàng hóa tương lai bắt đầu giảm trong mùa hè và như vậy ghi nhận năm giảm đầu tiên tính đến tháng 12/2022. Dù rằng trong thời gian vừa qua là mùa mua sắm cao điểm, khối lượng vận chuyển đồ chơi trong 3 tháng cuối năm 2022 giảm đến 50%, tổng khối lượng đồ chơi vận chuyển thậm chí còn thấp hơn cả ngưỡng của năm 2019.

Nửa đầu năm 2022, tình trạng thiếu nhân lực tại các cảng đã gây ra tình trạng tắc nghẽn tại khắp các cảng biển trên thế giới, khi đó các doanh nghiệp bán lẻ đã chạy đua tích trữ hàng hóa nhằm đảm bảo nguồn cung hàng hóa. Những nỗ lực đó đã giảm đi sau khi chuỗi cung ứng hồi phục trong khoảng thời gian còn lại của năm.

Khối lượng vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc, nước xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng lớn của thế giới, so với cùng kỳ giảm 30% trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12/2022. Nhu cầu hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc trước dịp Tết Nguyên đán thấp hơn so với thường lệ.

Một số nhà máy của Trung Quốc trong khoảng thời gian nghỉ vừa qua đã ngừng hoạt động lâu hơn so với kỳ vọng nhằm ứng phó với việc số lượng đơn hàng từ Mỹ với châu Âu giảm, chính vì vậy hoạt động bình thường hóa sẽ mất thời gian hơn, theo công bố của Ocean Network Express – doanh nghiệp thuộc sở hữu của K Line, Mitsui O.S.K. Lines và Nippon Yusen Kaisha (NYK Line). Việc vận tải hàng hóa hồi phục nhiều khả năng chưa xảy ra trong tháng 2/2023.

“Tiêu dùng người dân đang chững lại, tuy nhiên trong khi đó các doanh nghiệp bán lẻ đang mắc kẹt với tồn kho quá cao, nhu cầu vận tải nhiều khả năng sẽ không hồi phục toàn diện”, theo công ty nghiên cứu tại NYK Line.

Hoạt động vận tải suy giảm kéo chi phí vận tải xuống thấp. Chi phí vận tải hàng hóa giao ngay từ Thượng Hải đến bờ Tây của nước Mỹ giảm xuống còn 1.378 USD/container 40 feet trong tuần kết thúc ngày 13/1/2023, mức thấp nhất tính từ tháng 3/2020, theo thông tin được đưa ra bởi Shanghai Shipping Exchange. Chi phí vận tải hàng hóa sang bờ Đông giảm xuống còn 2.825 USD/container 40 feet vuông, ngưỡng thấp chưa từng thấy tính từ tháng 6/2020.

Ngoài ra, các doanh nghiệp vận tải biển cũng đang giảm đi dịch vụ nhằm cải thiện cung cầu. Năng lực vận tải tại một công ty vận tải công ten nơ đã được cắt giảm khoảng hơn 30%.

Theo Lao động và Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Lo ngại thuế quan tiếp tục phủ bóng thị trường chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ khép phiên giao dịch ngày 15/4 trong sắc đỏ, giữa lúc những bất ổn liên quan đến thuế quan tiếp tục đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư.

Nhà Trắng tuyên bố thuế đối ứng với Trung Quốc là 145%, chứng khoán Mỹ lao dốc mạnh Chứng khoán Mỹ: Nhà đầu tư cá nhân “tham lam khi người khác sợ hãi”

Mỹ xem xét miễn thuế ô tô, giá dầu phản ứng tích cực

Đà tăng của giá dầu xuất hiện sau khi Tổng thống Mỹ thông báo sẽ miễn trừ thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng điện tử và xem xét điều chỉnh thuế áp dụng đối với ô tô và linh kiện ô tô nhập khẩu.

Giá dầu thế giới đảo chiều tăng hơn 4% Giá dầu thế giới quay đầu giảm mạnh do căng thẳng Mỹ-Trung

Chứng khoán châu Á khởi sắc khi Tổng thống Mỹ cân nhắc miễn thuế ô tô

Thị trường chứng khoán châu Á khởi sắc trong phiên giao dịch chiều ngày 15/4, khi nhóm cổ phiếu ngành ô tô tăng mạnh, nhờ khả năng Mỹ sẽ hạ thuế nhập khẩu đối với mặt hàng công nghiệp quan trọng này.

Chứng khoán châu Á tăng mạnh sau tuyên bố hoãn áp thuế từ Mỹ Dòng vốn đầu tư chuyển hướng tác động mạnh tới chứng khoán châu Á

Giá dầu tăng nhẹ sau động thái hòa hoãn về thuế quan của Mỹ

Giá dầu thế giới chốt phiên 14/4 tăng nhẹ nhờ thông tin Mỹ miễn trừ thuế quan đối với một số mặt hàng điện tử, cùng dữ liệu cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ trong nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc.

Chiều 8/4, giá dầu tăng khoảng 1% sau khi chạm đáy gần 4 năm Giá dầu thế giới đảo chiều tăng hơn 4%

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên chiều 14/4 sau khi những quan ngại về chiến tranh thương mại được xoa dịu phần nào nhờ Mỹ thông báo miễn thuế đối với hàng điện tử cuối tuần trước.

Chứng khoán châu Á xanh mướt sau tin nóng, Nikkei nhảy vọt hơn 8% Chứng khoán châu Á tăng mạnh sau tuyên bố hoãn áp thuế từ Mỹ

Trái phiếu chính phủ bị bán tháo, đồng USD thấp nhất trong 1 thập kỷ: Rủi ro Mỹ tăng lãi suất sắp xảy ra?

Đón 'cú sốc' từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, các nhà đầu tư nước ngoài đang bán trái phiếu chính phủ Mỹ - vốn từ lâu được coi là nơi trú ẩn an toàn của thế giới.

Giá trị của đồng USD song hành với sức mạnh của Mỹ? Tài sản Mỹ liên tục bị bán tháo, đồng USD chạm đáy 10 năm so với đồng franc Thụy Sĩ

Singapore nới lỏng đồng nội tệ để ứng phó với thuế quan mới của Mỹ

Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) tiếp tục giảm tốc độ tăng giá của đồng đô la Singapore (SGD) để ứng phó rủi ro gia tăng trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế quan vào thương mại toàn cầu.

Được dự báo sẽ sớm vượt Singapore, Thái Lan, Việt Nam sẽ cần bao lâu để quy mô GDP vượt mốc 1.000 tỷ USD? SK Group đăng ký bán hơn 50 triệu cổ phiếu VIC, cổ đông Singapore thoát hết vốn tại Vinasun

Tín dụng mới của Trung Quốc phục hồi mạnh hơn dự kiến

Tín dụng mới từ các ngân hàng Trung Quốc trong tháng Ba đã phục hồi mạnh hơn dự kiến, khi các nhà hoạch định chính sách cam kết tăng cường kích thích để hỗ trợ nền kinh tế.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ Việt Nam là "mỏ vàng" của AEON năm 2024: Doanh thu gần 3.000 tỷ, chỉ bằng 25% tại Trung Quốc nhưng lợi nhuận tương đương

Tổng thống Mỹ: Có thể có ngoại lệ đối với mức thuế cơ bản 10%

Trong một phát biểu mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết có thể đưa ra một số miễn trừ đối với mức thuế 10% áp dụng cho hầu hết các đối tác thương mại.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ