Liên minh châu Âu (EU) đang bên bờ vực làm xấu đi mối quan hệ với nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của châu lục này khi mà các biện pháp trừng phạt với nhiên liệu nhập khẩu từ Nga chính thức có hiệu lực từ tháng sau.
Động thái chính sách mới từ phía EU sẽ được thực hiện trong sự phối kết hợp với biện pháp áp trần giá dầu Nga từ ngày 5/2/2023, tương tự với động thái vốn được áp dụng từ trước đó với dầu thô Mỹ tính từ tháng 12/2022. Nó tiềm ẩn khả năng sẽ tạo ra nhiều rối ren trên thị trường dầu toàn cầu.
Nguồn cung dầu diesel hiện vốn đã có nhiều hạn chế, nó khiến cho giá bán ra của sản phẩm này tại nhiều nơi tăng cao. Các nước châu Âu thuộc nhóm nước sử dụng dầu diesel lớn nhất thế giới và nhiều thập kỷ nay Nga vốn là nhà cung cấp chủ chốt.
Chuyên gia cao cấp tại tổ chức môi giới hàng hóa của châu Âu cho biết hiện đang có khả năng sẽ có nhiều yếu tố thiếu hụt trong những tuần tới do vấn đề vận chuyển khi mà Trung Quốc mở cửa nền kinh tế và vì vậy nhu cầu tăng cao.
“Bất kỳ một sự thiếu hụt nào của sản phẩm xuất khẩu của Nga diễn ra cùng lúc với việc nhu cầu từ phía Trung Quốc tăng cao, thị trường vì vậy thiếu hụt nhiều hơn nữa, đồng thời nó khiến cho rủi ro giá cả các loại sản phẩm tăng đẩy cao áp lực lạm phát”, chuyên gia phân tích tại Eurasia Group – ông Henning Gloystein phân tích.
Tuy nhiên, hiện tại ngành năng lượng thế giới hiện đang chia rẽ quan điểm liên quan đến việc liệu các biện pháp có dẫn đến giá cả tăng cao hoặc thậm chí thiếu hụt năng lượng, nhiều người tin rằng ngành này đã tăng trưởng đủ để quen với những yếu tố gián đoạn ví như đại dịch, trừng phạt hoặc chiến tranh và có thể nhanh chóng thích nghi.
Việc giá dầu tăng cao có thể làm giảm đi những lợi ích mà thế giới mới được hưởng lợi từ giá khí đốt hạ nhiệt, đồng thời nhiều người cũng đang hy vọng vào khả năng giá khí đốt sẽ giảm đi, đồng thời nhiều người cũng đang tin vào khả năng giá nhiên liệu đã lập đỉnh khi mà chuẩn bị tròn 1 năm tính từ khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang.
Thị trường dầu đã chứng kiến nhiều biến động trong những tuần gần đây. Giá dầu Brent khởi đầu năm học mới trong tình trạng suy giảm, giá dầu Brent giảm từ 85USD/thùng xuống chỉ còn 77USD/thùng trong 2 ngày giao dịch đầu tiên của năm 2023.
Tuy nhiên từ đó đến nay giá dầu đã đảo chiều, giá dầu lấy lại mọi thành quả sụt giảm trước đó và giao dịch ở trên ngưỡng 87USD/thùng vào cuối tuần trước.
Theo ông Jorge Leon tại tổ chức tư vấn Rystad, thị trường hoàn toàn đúng khi lo lắng tuy nhiên ông lạc quan rằng các biện pháp trừng phạt sẽ phát huy tác dụng như kỳ vọng bằng cách gây hại đến kinh tế Nga chứ không phải chỉ gây hại đến các nền kinh tế phương Tây.
“Chắc chắn sẽ có hiệu ứng về giá cả thế nhưng nó sẽ không phải yếu tố thay đổi cục diện. Các bên mua châu Âu đang tích trữ dầu diesel bằng việc tăng cường nhập khẩu từ Nga trong vài tháng qua, chính vì vậy chúng ta bắt đầu chứng kiến cú sốc với hệ thống khi mà châu Âu trong một trạng thái tốt.
Trong 3 tháng cuối của năm 2022, xuất khẩu dầu diesel và nhiên liệu máy bay sang châu Âu đã tăng hơn 25% so với quý trước đó. Các chuyên gia tại Redburn cho biết tồn kho dầu diesel tại khu vực Antwerp-Rotterdam-Amsterdam hiện đang ở ngưỡng cao nhất tính từ tháng 10/2021.
Thế nhưng theo chuyên gia về các sản phẩm năng lượng tại Argus, ông Benedict George, ông vẫn tin rằng giá dầu diesel sẽ tăng một khi quy định cấm được áp dụng.