Các công ty năng lượng "ôm" hơn 2 tỷ USD của khách hàng

Điều tra cho thấy các công ty cung cấp điện và khí đốt đang gia tăng các khoản thanh toán của khách hàng bằng tài khoản ghi nợ trực tiếp ngay cả khi họ có tiền trong tài khoản tín dụng.

Tờ The Telegraph dẫn kết quả một cuộc điều tra cho thấy các công ty năng lượng của Anh đang giữ gần 2 tỷ bảng Anh (2,4 tỷ USD) của khách hàng giữa lúc người dân đang chật vật với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Điều tra cho thấy các công ty cung cấp điện và khí đốt đang gia tăng các khoản thanh toán của khách hàng bằng tài khoản ghi nợ trực tiếp ngay cả khi họ có tiền trong tài khoản tín dụng.

Theo tờ Telegraph, những công ty cung cấp năng lượng đã tự động thanh toán hóa đơn hằng tháng bằng cách rút thẳng từ tài khoản của hơn 10 hộ gia đình, ngay cả khi những khách hàng có số dư hơn 1.000 bảng Anh trong thẻ tín dụng.

Một số công ty đang bị cáo buộc sử dụng khoản tiền này làm nguồn vốn chi phí thấp trong khi nhiều gia đình Anh đang chật vật vì “bão giá”. Công ty Centrica, chủ sở hữu của British Gas, đang giữ khoảng 588 triệu bảng thu trước của khách hàng.

Đây là con số nợ cao nhất của một công ty, nhưng Centrica tuyên bố đã “khoanh giữ” các khoản tiền này, do đó số tiền không được sử dụng làm vốn lưu động.

Theo Telegraph, một số công ty, trong đó có Octopus và Ovo, đang nợ khách hàng hơn 100 triệu bảng trong khi Shell có 45 triệu bảng.

Đại diện Octopus khẳng định không sử dụng số dư tín dụng của khách hàng để thúc đẩy tăng trưởng, nhưng thừa nhận sử dụng một phần tiền để bù đắp cho các hóa đơn năng lượng mà các khách hàng khác đã dùng mà chưa thanh toán.

Quảng cáo

Về phần mình, công ty Shell sử dụng số dư tín dụng của khách hàng làm vốn lưu động, nhưng lại tuyên bố không dựa vào nguồn tiền này và đang tiếp cận khoản tài trợ cần thiết từ các nguồn khác.

Hiện chưa có quy định nào ngăn các công ty sử dụng tiền mặt do khách hàng thanh toán vào hoạt động kinh doanh.

Tháng 11 vừa qua, Cơ quan quản lý năng lượng Ofgem cho biết đã xem xét việc cho phép các nhà cung cấp sử dụng một phần số dư tín dụng khách hàng để đổi mới, duy trì hoạt động kinh doanh, phòng ngừa rủi ro, nhưng không dành cho các khoản chi tiêu rủi ro như tài trợ cho hoạt động phát triển không bền vững.

Tuy nhiên, một báo cáo của công ty phân tích Oxera cho thấy kể từ mùa Hè năm ngoái, hoạt động của nhiều công ty năng lượng sa sút do dựa vào số dư tín dụng của khách hàng để thúc đẩy tăng trưởng.

Hiện Ofgem cho biết các công ty nên đưa ra cảnh báo nếu số dư tín dụng của khách hàng chiếm hơn 50% tổng tài sản của công ty.

Kết quả điều tra được công bố trong bối cảnh người dân đang đối mặt với chi phí năng lượng gia tăng. Một số hộ gia đình nói rằng không còn có khả năng trang trải chi phí để sưởi ấm nhà ở.

Chi phí năng lượng đã tăng gần như gấp đôi trong năm qua, từ mức trung bình 1.277 bảng Anh vào tháng 10/2021 lên 2.500 bảng hiện nay. Chi phí thực tế thậm chí cao hơn, nhưng đã được hạ xuống nhờ sự hỗ trợ của chính phủ.

Giá năng lượng tăng giữa bối cảnh xung đột Nga-Ukraine khiến giá khí đốt leo thang. Khí đốt vốn được dùng để sản xuất khoảng 30% sản lượng điện của nước Anh.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Dòng vốn đầu tư chuyển hướng tác động mạnh tới chứng khoán châu Á

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 11/4 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận rằng chiến lược thuế quan toàn cầu có thể gây ra những tác động ngoài dự kiến.

Chứng khoán châu Á ổn định trở lại sau cú sốc thuế quan Chứng khoán châu Á xanh mướt sau tin nóng, Nikkei nhảy vọt hơn 8%

Gần 190 doanh nghiệp Mỹ nộp đơn xin phá sản trong quý 1 năm 2025

Một số doanh nghiệp lớn của Mỹ tuyên bố phá sản trong tháng Ba gồm nhà bán lẻ Forever 21, công ty viễn thông Mitel Networks và hãng sản xuất phim Village Roadshow Entertainment Group.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Tài sản Mỹ liên tục bị bán tháo, đồng USD chạm đáy 10 năm so với đồng franc Thụy Sĩ

Sau “cú phanh” thuế quan của Tổng thống Mỹ: Ai là mục tiêu kế tiếp?

Trong những ngày gần đây, kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động sau những thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã quyết định tạm dừng việc áp dụng thuế quan mới trong 90 ngày.

Các siêu thị châu Á tại Mỹ lao đao trước "bão" thuế quan Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan

Nhìn lại 7 ngày "địa chấn" thương mại toàn cầu

Chỉ trong vòng một tuần, thế giới chứng kiến những diễn biến chóng mặt trên mặt trận thương mại toàn cầu, khởi nguồn từ quyết định áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nhà Trắng thông báo chính thức: Mỹ sẽ áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ trưa nay (9/4) Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Trung Quốc thông báo sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% kể từ ngày 10/4, tăng từ mức 34% thông báo trước đó, sau khi Mỹ bắt đầu áp thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4.

EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ Nóng: Thuế quan đối ứng của Mỹ với hơn 80 nền kinh tế chính thức có hiệu lực