Cắt giảm thuế nhập khẩu gạo có hiệu lực khiến thương nhân Philippines tăng nhận hàng

Sắc lệnh EO 62 chính thức áp dụng vào ngày 05/7, thúc đẩy thương nhân Philippines tăng nhận hàng từ Việt Nam, giúp xuất khẩu gạo nửa đầu tháng 7 tăng lên gần 3 nghìn tấn. Dự kiến, hết tháng này lượng gạo xuất khẩu sẽ còn tăng thêm.

Cắt giảm thuế nhập khẩu gạo có hiệu lực khiến thương nhân Philippines tăng nhận hàng
Ảnh minh họa

Philippines vẫn luôn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam

Theo Thương vụ Việt Nam tại Philippines, Luật Thuế nhập khẩu gạo của Philippines giảm từ 35% xuống 15% được áp dụng từ ngày 5/7, nhưng do người dân gửi đơn khiếu nại lên Tòa án tối cao cản trở thực thi lệnh này.

Trên cơ sở thẩm quyền được trao theo quy định của pháp luật và căn cứ đề xuất của các cơ quan liên quan, Tổng thống Philippines Ferdinand R. Marcos JR. đã ban hành Sắc lệnh số 62 (EO62) vào ngày 20/6/2024. Theo đó, sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng nông sản trong đó có gạo. Thuế nhập khẩu gạo từ mức 35% giảm xuống còn 15%, thời gian áp dụng tới năm 2028.

Theo thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 7/2024, Việt Nam xuất khẩu 290,035 nghìn tấn gạo, tương đương 177,601 triệu USD. So với nửa đầu tháng 6 tăng gần 3 nghìn tấn gạo. Lũy kế, đến ngày 15/7, xuất khẩu gạo đạt hơn 4,838 triệu tấn, trị giá hơn 3,065 tỷ USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 7,91% về khối lượng và tăng 28,25% về kim ngạch.

Trước đây và bây giờ cũng vậy, Philippines vẫn luôn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm nay, nước này đã mua 109,080 triệu tấn gạo, trị giá 66,135 triệu USD, so với tháng 6/2023 tăng 34,45% về lượng nhưng giảm 22,45% về trị giá.

Lũy kế, 6 tháng đầu năm đạt hơn 1,938 triệu tấn gạo, tương đương 1,206 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 14,09% về lượng và tăng 40,60% về kim ngạch, chiếm tỷ lệ 42,61% về lượng và chiếm 41,75% về trị giá xuất khẩu gạo của cả nước.

Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết, hàng năm Philippines nhập khẩu gạo từ Việt Nam khoảng trên, dưới 2,5 triệu tấn gạo, chiếm khoảng 20% so với sản xuất trong nước họ. Năm 2023, họ đã chi 1,76 tỷ USD để mua 3,135 triệu tấn gạo từ Việt Nam.

Thuế nhập khẩu giảm sẽ tạo điều kiện hạt gạo Việt Nam thâm nhập sâu hơn và bền vững hơn vào thị trường này, khi đó, gạo Việt không chỉ bổ sung mà trở thành một trong những nguồn cung cấp lương thực chính.

“Năm 2023, Philippines đã chi 1,753 tỷ USD để mua gạo của chúng ta. Khi mức thuế mới được thực hiện, thương nhân Philippines sẽ đẩy mạnh mua gạo từ Việt Nam, khi đó giá gạo nội địa sẽ dần ổn định trở lại, giúp người nông dân an tâm sản xuất. Dự kiến, từ nay đến cuối năm họ sẽ mua thêm tối thiểu là 1,5 - 2 triệu tấn gạo”, ông Nam nói.

Còn theo ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Phước Thành IV, do thị trường Philippines đang theo cơ chế nhập khẩu gạo tự do đã tạo thuận lợi cho gạo Việt Nam.

Quảng cáo

“Dự báo từ đầu năm cho rằng quốc gia này có thể tăng nhập khẩu gạo thêm, trong trường hợp giá gạo Việt Nam tương đối dễ chịu như hiện nay, tôi nghĩ Philippines có thể sẽ vượt con số nhập khẩu của năm 2023 từ 10 - 15% cũng không khó.

Lợi thế của gạo Việt Nam là có quanh năm và luôn tươi mới, nên thị trường này thiếu gạo tới đâu họ sẽ mua tới đó. Tươi mới là yếu tố mà người tiêu dùng Philippines rất ưa thích, khiến gạo Việt luôn chiếm ưu thế tại thị trường này”, ông Thành nhấn mạnh.

Một số nước xuất khẩu gạo khác, như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan khác so với Việt Nam một chút, là họ sẽ mua tập trung, trữ xong rồi mới cho xay xát ra gạo, nên không phù hợp với xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng Philippines, nhưng phù hợp với một số quốc gia khác như Trung Đông hay EU…

Cơ hội ngày càng lớn khi Philippines chính thức mua hàng trở lại

“Nhìn chung, Chính phủ Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo đến 20% đã tạo điều kiện thuận lợi cho thương Nhân Philippines tăng mua gạo, trước mắt là có lợi cho người dân Philippines và cũng có lợi cho bên mua, vì họ không phải đầu tư quá nhiều vốn vào việc mua hàng và đóng thuế, còn bên bán cũng thuận lợi hơn trong hoạt động bán hàng”, Giám đốc Phước Thành IV nói.

EO 62 chính thức áp dụng, những hợp đồng đã ký giữa doanh nghiệp Việt Nam với thương nhân Philippines, nếu sau ngày này sẽ được hưởng mức thuế mới. Song, đối với các hợp đồng ký trước ngày này mà chưa giao, nhận hàng vẫn được hưởng mức thuế mới, do Chính phủ Philippines căn cứ ngày hàng về cảng sau ngày 5/7 là được giảm thuế chứ không căn cứ vào ngày ký hợp đồng.

Dự báo trước đây cho rằng, Philippines sẽ nhập khẩu từ 4,2-4,3 triệu tấn gạo, nhưng mới đây Bộ Nông nghiệp Mỹ đã đưa ra dự báo Philippines sẽ tăng nhập khẩu lên 4,5 triệu tấn gạo, do giá gạo giảm đã thúc đẩy tiêu dùng.

“Khi lượng nhận hàng của Philippines tăng lên, nhưng Việt Nam lại chịu ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết cực đoan có thể lượng gạo hàng hóa bị thiếu, sẽ là cơ hội để giá gạo xuất khẩu ổn định trở lại. Cơ hội này càng lớn khi Philippines chính thức mua hàng trở lại, với những doanh nghiệp đã ký hợp đồng rồi thì họ vẫn phải mua vào”, Phó chủ tịch VFA phân tích.

Cuối tuần qua, theo Bộ Nông nghiệp Philippines (DA), người dân có thể bắt đầu cảm nhận được giá bán lẻ gạo thấp hơn vào tháng tới khi gạo nhập khẩu với mức thuế thấp hơn bắt đầu được đưa vào...

Tính đến ngày 16/7, giá gạo xay xát thường nhập khẩu bán tại Metro Manila dao động từ 47 PHP/kg đến 49 PHP/kg, và từ 51 PHP/kg đến 55 PHP/kg đối với gạo xay xát kỹ nhập khẩu.

Vẫn theo DA, các nhà nhập khẩu có thể đã chờ mức thuế suất giảm trước khi nộp đơn xin thông quan nhập khẩu vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPSIC), với khoảng 302 đơn được chấp thuận trong toàn bộ tháng 7. Tính đến ngày 11/7, có khoảng 35.594 tấn gạo nhập khẩu đã cập cảng, thấp hơn mức 156.000 tấn nhập khẩu cùng kỳ năm ngoái.

Từ tháng 01 - 05/2024, lượng gạo trung bình vào Philippines là 400.000 tấn, nhập khẩu chỉ giảm trong tháng 6 vì những vấn đề thuế. Đến nay, DA đã ghi nhận tổng cộng 2,37 triệu tấn gạo nhập khẩu vào nước này.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp lúng túng trong việc lập bản đồ định vị rừng trồng

EU thuộc top thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ lớn của Việt Nam. Quy định của EU về chống phá rừng và suy thoái rừng (EUDR) có hiệu lực từ tháng 6/2023, triển khai thực hiện vào ngày 01/01/2025. Hiện nay doanh nghiệp chưa biết làm thế nào để xác định được bản đồ rừng trồng và ai sẽ là người xác nhận?

Thiếu vốn, doanh nghiệp xuất khẩu gạo luôn “bán trước, mua sau” Ấn Độ quay lại xuất khẩu gạo, thị trường gạo trong nước có bị ảnh hưởng?

Giá dầu thế giới giảm mạnh do lo ngại về nhu cầu

Phiên 4/9, giá dầu thô thế giới giảm hơn 1 USD/thùng, trước những lo ngại về nhu cầu trong những tháng tới, giữa lúc các nhà sản xuất dầu thô phát đi những tín hiệu trái chiều về việc tăng nguồn cung.

Giá dầu, giá vàng và thị trường chứng khoán diễn biến ảm đạm phiên đầu tuần Giá dầu đảo chiều tăng nhẹ sau đà lao dốc

Giá hạt tiêu trong nước giảm, vẫn cao hơn cùng kỳ

Doanh nghiệp thu mua đã hạn chế giao dịch sau thời gian gom hàng sôi động trước đó để phục vụ sau kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh, khiến giá tiêu trong nước giảm từ 500 - 1.000 đồng/kg, tùy địa phương.

Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam Xuất khẩu hồ tiêu dự báo giảm

Ấn Độ quay lại xuất khẩu gạo, thị trường gạo trong nước có bị ảnh hưởng?

Ấn Độ đang xem xét nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non- basmati (gạo 5% tấm thường) đã áp dụng trong một năm qua trong bối cảnh lượng dự trữ dư thừa và diện tích trồng lúa tăng đáng kể. Việc Ấn Độ quay lại thị trường, có ảnh hưởng đến gạo Việt Nam?

Kiểm tra hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo tại 4 doanh nghiệp

“Giằng co” giá gạo xuất khẩu giữa doanh nghiệp Việt Nam và thương nhân Philippines

Nguồn tin thương mại cho biết “các thương nhân Philippines cho rằng, giá gạo tăng cao doanh nghiệp Việt Nam không giao hàng, muốn đàm phán lại. Để tránh gián đoạn nguồn cung trong nước, họ đang kêu gọi chính phủ can thiệp”.

Cắt giảm thuế nhập khẩu gạo có hiệu lực khiến thương nhân Philippines tăng nhận hàng Giá gạo trong nước đang cao hơn giá nhập khẩu của thương nhân Philippines