Cách Trung Quốc âm thầm né tránh những "cơn gió ngược" mà ngành ngân hàng toàn cầu đang đối mặt

Trong bối cảnh rủi ro từ việc các ngân hàng lao đao đang bao trùm thị trường tài chính, Trung Quốc - một trong những quốc gia nợ nhiều nhất thế giới, vẫn tương đối bình tĩnh.

Cách Trung Quốc âm thầm né tránh những "cơn gió ngược" mà ngành ngân hàng toàn cầu đang đối mặt

Vậy Bắc Kinh đã làm thế nào để ngăn chặn những bất ổn này, trong khi các cơ quan quản lý của Mỹ lại bị chỉ trích là quá lỏng lẻo với các ngân hàng khu vực, một phần nguyên nhân khiến SVB Financial Group sụp đổ?

Bloomberg nhận định, đây quả là một thành tựu đáng chú ý. Trong nhiều năm, các nhà đầu tư đã đặt câu hỏi về thời điểm Minsky của Trung Quốc, hay nói cách khác là khoảnh khắc Lehman của họ. Với giá trị các khoản nợ lên đến khoảng 300% GDP, quốc gia này được nhận định “như một quả bom hẹn giờ”.

Ngành bất động sản Trung Quốc đã sử dụng lượng đòn bẩy quá lớn và ngay cả ngành tài chính công cũng vậy. Theo ước tính của CLSA, năm ngoái, chính quyền các địa phương đã chi 10,8% khoản thu ngân sách chỉ để trả lãi trái phiếu.

Tuy nhiên, vụ vỡ nợ của China Evergrande Group và các nhà phát triển khác lại không gây ra hiệu ứng sụp đổ dây chuyền trong hệ thống tài chính Trung Quốc. Thậm chí, cả lĩnh vực ngân hàng cũng không chứng kiến sự sụp đổ lẻ tẻ như Baoshang Bank vào năm 2019. Rõ ràng rằng, Bắc Kinh đã làm điều gì đó đúng đắn.

screen-shot-2023-03-21-at-170309-6321.png

Tỷ lệ nợ/GDP của Trung Quốc.

Nhìn vào bản sửa đổi mới nhất của luật điều tiết tài chính Trung Quốc, nhiều người có thể đoán được phần nào suy nghĩ của các nhà lãnh đạo. Nhìn chung, Bắc Kinh không còn đặt việc phát triển lĩnh vực tài chính và đổi mới làm mối ưu tiên hàng đầu, mà là kiểm soát rủi ro.

Trung Quốc đang thành lập một cơ quan quản lý mới để giám sát toàn bộ lĩnh vực tài chính, ngoại trừ ngành chứng khoán. Cơ quan này sẽ đóng vai trò cốt lõi trong việc đảm bảo ổn định tài chính, để NHTW Trung Quốc (PBOC) tập trung vào các chính sách tiền tệ truyền thống, như điều chỉnh lãi suất hay nguồn cung tiền.

Quảng cáo

Khi hợp nhất một số bộ phận của chính phủ, giới chức Trung Quốc sẽ tập trung nhiều hơn vào các nhà cho vay hay công ty bảo hiểm online. Thị trường cũng không thể đổ lỗi cho PBOC.

Ngoài ra, các cơ quan giám sát ở địa phương cũng có ít quyền lực hơn. Họ phải báo cáo với cơ quan mới, tập trung vào quy định nhiều hơn là việc phát triển tài chính.

Mục đích của Bắc Kinh là ngăn chặn tình trạng tham nhũng xảy ra như ngân hàng Baoshang năm 2019. Khi đó, chính phủ Trung Quốc đã phải tiếp quản ngân hàng khu vực này, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ.

1400x-1-2-2100.jpg

Giá trị phát hành trái phiếu LGFV trong nước và số tiền huy động được của chính quyền các địa phương Trung Quốc giảm từ năm 2022.

Với động thái này, một số nhà đầu tư nước ngoài đã trở nên bối rối. Tuần trước, Bắc Kinh yêu cầu các nhà môi giới ngừng cung cấp dữ liệu trái phiếu cho các nền tảng tài chính như Wind Information và Dealing Matrix.

Theo đó, Wind chỉ cung cấp dữ liệu giao dịch từ Hệ thống Thương mại Ngoại hối (CFETS) Trung Quốc và các sàn giao dịch chứng khoán. Dịch vụ trên đã được khôi phục vài ngày sau đó vì khối lượng giao dịch sụt giảm.

Bắc Kinh đặc biệt nhạy cảm với định giá của thị trường trái phiếu. Các phương tiện tài chính của chính quyền địa phương đến nay vẫn là tổ chức phát hành lớn nhất trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Trung Quốc.

Theo Moody’s Investors Service, 4,7 nghìn tỷ NDT (684 tỷ USD), tương đương 35% tổng số LGFV chưa thanh toán, sẽ đáo hạn trong năm nay. Theo đó, chính quyền trung ương sẽ phải hỗ trợ các địa phương tái cấp vốn và đảo nợ.

Theo Bloomberg, các nhân sự trong cơ quan mới sẽ được phân loại là công chức và nhận mức lương thấp so với ngành dịch vụ tài chính. Các startup fintech cũng không thể tính phí định giá cao nữa. Và các thay đổi đột ngột trong quy tắc có thể khiến các trader phải thảo luận trên những nhóm chat để chia sẻ về định giá và thực hiện giao dịch.

Song, khi xét đến khoản nợ mà Trung Quốc đang có và rủi ro tương tự như ngành ngân hàng thế giới đang trải qua, thì sự thận trọng này là hoàn toàn hợp lý.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/12 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý khi thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ Fed dự kiến giảm dần lãi suất nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt