Các quan chức quyền lực của Fed nói gì về hướng điều chỉnh chính sách thời gian tới?

Chiến lược mới này sẽ giúp các quan chức có thêm thời gian để nghiên cứu về tác động kinh tế của quyết định chính sách gần đây nhất cũng như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ.

Các quan chức thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phát đi thông điệp nhiều khả năng họ sẽ vẫn giữ lãi suất ở mức ổn định trước cuộc họp chính sách vào tháng 6/2023 trước khi tiếp tục tăng lại vào mùa hè năm nay.

Theo Wall Street Journal trong bài đăng mới đây, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ những ngày gần đây đã kỳ vọng Fed sẽ nâng lãi suất trong cuộc họp ngày 13 và 14/6/2023.

Tuy nhiên trong tuyên bố trước công chúng mới đây vào ngày thứ Tư, hai nhà hoạch định chính sách thuộc Fed đã công khai nói đến ưu tiên của họ về việc tạm thời không nâng lãi suất.

Chiến lược mới này sẽ giúp các quan chức có thêm thời gian để nghiên cứu về tác động kinh tế của quyết định chính sách gần đây nhất cũng như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ.

Fed đã nâng lãi suất 5 điểm phần trăm tính từ tháng 3/2022 nhằm xử lý vấn đề lạm phát cao. Quyết định lãi suất gần đây nhất của Fed được đưa ra vào ngày 3/5/2023, lãi suất cơ bản đồng USD hiện trong ngưỡng từ 5% đến 5,25%, cao nhất trong 16 năm.

“Quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách trong cuộc họp lần tới không nên hiểu rằng chúng ta đã đạt đến đỉnh của chu kỳ lãi suất này. Thay vào đó, việc tạm thời không nâng lãi suất trong cuộc họp lần tới sẽ cho phép các nhà hoạch định chính sách phân tích thêm về dữ liệu trước khi quyết định tiếp về chính sách”, thống đốc Fed – ông Philip Jefferson nhấn mạnh trong tuyên bố vào ngày thứ Tư.

Quảng cáo

Những tuyên bố của ông Jefferson đáng chú ý bởi vào tháng 5/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề cử ông vào vị trí phó chủ tịch của Fed. Vị trí này thường hỗ trợ cho chủ tịch Fed trong việc định hình chương trình nghị sự chính sách trước thềm các cuộc họp quan trọng của Ủy ban Thị trường mở thuộc Fed (FOMC).

Chủ tịch Fed tại Philadelphia, ông Patrick Harker – thành viên có quyền bỏ phiếu của FOMC trong năm nay, cũng ủng hộ việc duy trì lãi suất ổn định trong tháng 6/2023: “Tôi nghĩ chúng ta tạm thời có thể chưa điều chỉnh lãi suất, và rồi sau đó nếu thực sự cần phải thắt chặt hơn, chúng ta vẫn có thể làm được”.

Vào ngày 19/5/2023, chủ tịch Fed Jerome Powell cũng đã có những tuyên bố chuẩn bị cho khả năng không điều chỉnh lãi suất.

“Chúng ta đã đi con đường dài trong việc siết chặt chính sách tiền tệ, quan điểm chính sách giờ còn hạn chế và chúng ta đương đầu với yếu tố bất ổn về hiệu ứng chậm của chính sách cũng như tác động từ cuộc khủng hoảng trong ngành ngân hàng. Giờ đây là lúc cần xem xét kỹ hơn về dữ liệu kinh tế cũng như triển vọng để có thể đưa ra đánh giá cẩn thận”, ông Powell nói.

Một số quan chức ngân hàng trung ương, trong đó có 2 thành viên có quyền bỏ phiếu và 2 thành viên không có quyền bỏ phiếu, gần đây đã thể hiện quan điểm ủng hộ việc nâng lãi suất bởi lạm phát và hoạt động kinh tế chưa thực sự chững lại.

2 thành viên khác trong khi đó cho biết họ ủng hộ việc tạm thời không nâng lãi suất, chủ tịch Fed tại Minneapolis – ông Neel Kashkari nói: “Tôi sẽ phản đối bất kỳ tuyên bố nào liên quan đến việc quá trình điều chỉnh chính sách đã hoàn tất”.

Nhà đầu tư trên các thị trường quyền chọn và tương lai vào cuối tuần trước chia sẻ quan điểm tin tưởng về khả năng sẽ có đợt nâng lãi suất trong tháng 6/2023. Khả năng Fed nâng lãi suất trong tháng 6/2023 được tính toán ở mức khoảng 35%, giảm đáng kể so với mức 70% vào trước đó, theo CME Group.

Vào đầu tháng 3/2023, kinh tế Mỹ tăng trưởng vững vàng đã khiến cho ông Powell và một số quan chức khác phát đi thông điệp họ sẽ cần nâng lãi suất lên mức thấp nhất 5,5% nhằm đưa lạm phát về dần mức mục tiêu 2%. Tuy nhiên đợt rút mạnh tiền gửi tại ngân hàng Silicon Valley Bank vào ngày 10/3/2023 đã khiến cho Fed buộc phải thay đổi tính toán đó.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?