Chủ tịch Fed lần đầu nói đến khả năng hãm tốc độ nâng lãi suất đồng USD

Ủy ban Thị trường Mở thuộc Fed (FOMC) đã nâng lãi suất chuẩn lên ngưỡng từ 5% đến 5,25% từ mức 0% ở thời điểm những ngày đầu của đại dịch COVID-19.

Mới đây, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Jerome Powell) nói rằng những căng thẳng trong ngành ngân hàng Mỹ có thể đồng nghĩa với việc lãi suất có thể không cần tăng lên ngưỡng quá cao để kiềm chế lạm phát, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

Phát biểu trong cuộc họp bàn về chính sách tiền tệ tại Washington DC, người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Mỹ nhấn mạnh rằng các sáng kiến của Fed trong việc giải quyết những vấn đề tại các ngân hàng quy mô trung bình đã giúp ngăn được kịch bản xấu nhất lây lan mạnh.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh những vấn đề tại Silicon Valley Bank và một số ngân hàng khác sẽ vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng trong nền kinh tế.

“Các công cụ ổn định tài chính đã giúp bình ổn tình hình trong ngành ngân hàng. Những diễn biến trong ngành ngân hàng tuy nhiên đang khiến cho điều kiện tín dụng bị thắt chặt hơn và nhiều khả năng sẽ gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế, tuyển dụng và lạm phát”, ông Powell nhấn mạnh.

Cũng theo ông Powell, kết quả lãi suất chính sách sẽ không cần phải tăng quá cao mà vẫn đạt được mục tiêu lạm phát, tuy nhiên mức độ cụ thể sẽ còn tùy thuộc vào tình hình.

Tuyên bố của ông Powell được đưa ra trong bối cảnh thị trường đang kỳ vọng trong cuộc họp chính sách vào tháng 6/2023 sẽ tạm hãm phanh, không nâng lãi suất theo chiến dịch đã được khởi động suốt từ tháng 3/2022.

Tuy nhiên, giá cả tại Mỹ có nhiều biến động khi mà các quan chức thuộc Fed tính đến tác động của chính sách đã và đang có lên lạm phát, vào mùa hè năm ngoái, lạm phát tại Mỹ cao nhất trong 41 năm.

Quảng cáo

Ông Powell khẳng định lạm phát hiện vẫn quá cao.

“Nhiều người tiêu dùng đang trải qua tình trạng lạm phát quá cao, cao chưa từng thấy trong cuộc đời của họ. Và chắc chắn họ cũng không thấy thoải mái với cuộc sống của mình”, ông nhấn mạnh trong diễn đàn có sự tham dự của cựu chủ tịch Fed – ông Ben Bernanke.

“Chúng tôi nghĩ rằng việc không thể giảm được lạm phát sẽ không chỉ kéo dài tình trạng khó khăn cho người dân mà còn đẩy tăng chi phí xã hội của mục tiêu ổn định giá cả, thậm chí nó cũng khiến cho nhiều doanh nghiệp và gia đình thêm khó khăn và vì vậy chúng tôi hướng tới mục tiêu giảm thiểu tối đa những khó khăn đó bằng cách theo đuổi chặt chẽ mục tiêu kiềm chế lạm phát”, ông nhấn mạnh.

Ông Powell nói về tình trạng chính sách hiện tại của Fed là hạn chế, và rằng các quyết định trong tương lai sẽ còn tùy thuộc vào dữ liệu được công bố thời gian tới. Ủy ban Thị trường Mở thuộc Fed (FOMC) đã nâng lãi suất chuẩn lên ngưỡng từ 5% đến 5,25% từ mức 0% ở thời điểm những ngày đầu của đại dịch COVID-19.

Giới chức đã nhấn mạnh rằng việc nâng lãi suất thường có độ trễ khoảng độ 1 năm hoặc hơn, chính vì thế cho đến nay các động thái chính sách chưa thực sự phát huy hết ảnh hưởng đến nền kinh tế.

“Chúng tôi chưa đưa ra quyết định về việc chính sách điều chỉnh đến đâu là phù hợp. Tuy nhiên xét đến tiến độ điều chỉnh lãi suất đến thời điểm hiện tại, như tôi đã nói, chúng ta có thể nhìn vào dữ liệu và những thông tin liên quan”, ông Powell phân tích.

Chính sách tiền tệ nhìn chung đã được định hướng đến thị trường lao động tăng trưởng nóng, theo đó tỷ lệ thất nghiệp 3,4% hiện đang thấp nhất tính từ năm 1953. Lạm phát tính theo tính toán của Fed hiện đang ở ngưỡng 4,6%, cao hơn chút so với ngưỡng mục tiêu khoảng 2%.

Các chuyên gia kinh tế, trong đó có cả Fed, đã không ngừng dự báo rằng lãi suất cao hơn sẽ kéo kinh tế vào đợt suy thoái sâu, có thể ngay trong năm nay. Quý 1/2023, GDP tăng trưởng 1,1%, thấp hơn so với kỳ vọng, nhưng tuy nhiên nhiều khả năng sẽ tăng trưởng được 2,9% trong quý 2/2023, theo tính toán của Fed tại Atlanta.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?