Các ngân hàng lớn nhất Mỹ chuẩn bị sẵn sàng cho đợt tăng vốn mạnh tay

Mùa hè năm nay, những nhà quản lý cấp cao ngành ngân hàng Mỹ nhiều khả năng sẽ đề xuất ra một số quy định mới, trong đó đặc biệt tập trung vào yêu cầu về vốn của các ngân hàng lớn.

Người đứng đầu cơ quan quản lý ngành ngân hàng Mỹ phác thảo ra những bước nhằm củng cố năng lực tài chính cho các ngân hàng lớn, động thái này thoe ông sẽ giúp làm tăng sự vững vàng cho hệ thống tài chính sau hàng loạt vụ sụp đổ ngân hàng trong năm nay, theo nội dung bài báo được Wall Street Journal đăng tải.

Trong bài phát biểu trước công chúng mới đây nhất, phó chủ tịch phụ trách giám sát của Fed – ông Michael Barr nói: “Những sự kiện trong vài tháng qua càng củng cố cho quan điểm cần phải có cách tiếp cân thận trọng giúp cho các ngân hàng có thể chống chọi tốt với cả rủi ro quen thuộc và bất thường”.

Mùa hè năm nay, những nhà quản lý cấp cao ngành ngân hàng Mỹ nhiều khả năng sẽ đề xuất ra một số quy định mới, trong đó đặc biệt tập trung vào yêu cầu về vốn của các ngân hàng lớn. Theo kế hoạch đó, nhóm các ngân hàng lớn có thể bị yêu cầu tăng vốn thêm khoảng 2 điểm phần trăm hoặc tương đương cứ 100 đồng vốn thì phải tăng thêm 2 đồng.

Vốn có thể coi như lá chắn quan trọng mà các ngân hàng phải nắm giữ để phòng ngừa trường hợp thua lỗ nặng nề trong tương lai.

Mức độ vốn chính xác sẽ còn tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhóm các ngân hàng lớn nhất sẽ bị buộc phải tăng vốn nhiều nhất, theo khẳng định của ông Barr.

Các ngân hàng cũng đương đầu với thêm nhiều đợt rà soát khác của cơ quan quản lý nhằm có thể đánh giá được khả năng ứng phó trong trường hợp suy thoái kinh tế, quy định về lương thưởng chặt chẽ hơn cũng như yêu cầu thanh khoản cao hơn, ông Barr phân tích. Đồng thời ông cũng có kế hoạch đưa ra những thay đổi nhằm tăng cường tốc độ, mức độ và khả năng giám sát các ngân hàng của Fed.

Quảng cáo

Đại diện của các ngân hàng cho biết họ đang sẵn sàng chuẩn bị cho việc sẽ tăng vốn mạnh tay phòng trường hợp khủng hoảng. Họ viện dẫn đến các đợt kiểm tra trước đây và khả năng bơm vốn ước tính khoảng 30 tỷ USD dưới hình thức các khoản tiền gửi vào ngân hàng First Republic.

Cũng vào tháng 3/2023, cuộc khủng hoảng vào tháng 3/2023 phản ánh cho sự thất bại trong quản lý của một số quản lý ngân hàng và nhà quản lý chứ không phải vấn đề về hệ thống. Họ cũng khẳng định quy định vốn chặt chẽ hơn sẽ khiến cho họ buộc phải tăng vốn và hạn chế tín dụng, điều này không khỏi gây tổn hại cho nền kinh tế.

“Việc tăng vốn đương nhiên không dễ dàng. Việc siết chặt các yêu cầu về vốn với nhóm các ngân hàng lớn nhất Mỹ sẽ chỉ khiến cho chi phí lãi vay tăng cao hơn, người tiêu dùng và doanh nghiệp khó tiếp cận khoản vay hơn, kinh tế vì vậy chịu ảnh hưởng nặng nề và đồng thời ảnh hưởng đến lợi nhuận biên của các ngân hàng”, trưởng bộ phận ngân hàng tại Financial Services Forum – ông Kevin Fromer phân tích.

Tính toán của ông Barr cho thấy mức vốn tăng thêm của ngân hàng sẽ nhanh chóng có thể được bù đắp bởi lợi nhuận 2 năm của ngân hàng. Quý đầu tiên của năm thường là quý lợi nhuận cao nhất của các ngân hàng, theo tính toán của Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Mỹ (FDIC). Trong tuần này dự kiến loạt ngân hàng Mỹ sẽ công bố kết quả kinh doanh quý 2/2023.

Chỉ số cổ phiếu KBW Nasdaq Bank Index của nhóm các ngân hàng lớn nhất và chỉ số KBW Nasdaq Regional Banking theo dõi diễn biến cổ phiếu của nhóm ngân hàng nhỏ tăng điểm trong phiên gần nhất, điều này phản ánh cho kỳ vọng rằng lợi nhuận các ngân hàng sẽ vẫn không ngừng tăng khi mà kinh tế tăng trưởng tốt.

Từ trước các vụ sụp đổ ngân hàng Mỹ bao gồm Silicon Valley Bank và Signature Bank vào tháng 3/2023, giới quản lý ngành ngân hàng Mỹ vốn đã tính đến việc áp dụng quy định chặt chẽ hơn. Từ đó đến nay, cơ quan quản lý cho biết họ có kế hoạch đề xuất quy định chặt chẽ nhất với nhóm các ngân hàng có tổng tài sản từ 100 tỷ USD trở lên.

Trước đây cơ quan quản lý và nhà làm luật từng cho rằng rủi ro lớn nhất thuộc nhóm thuộc diện “quá lớn để sụp đổ”, tuy nhiên những vụ sụp đổ ngân hàng trong năm nay cho thấy quan điểm đó dường như không chính xác, ông Barr phân tích.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?