Các giải pháp thay thế lệnh cấm hoàn toàn dầu Nga của EU

Hungary vẫn duy trì quan điểm phản đối lệnh cấm nhập khẩu hoàn toàn dầu của Nga. Vậy giải pháp thay thế của EU là gì tại hội nghị thượng đỉnh vào ngày 30/5?

Thủ tướng Viktor Orbán đã từ chối ủng hộ lệnh cấm dầu Nga với lý do biện pháp này gây tổn thất rất lớn đối với nền kinh tế Hungary. Do đó, triển vọng về việc EU thông qua gói trừng phạt thứ 6 nhằm vào Nga tại Hội nghị thượng đỉnh Hội đồng châu Âu vào cuối tháng này ngày càng mờ nhạt.

Theo các nhà ngoại giao EU, các phần còn lại của gói trừng phạt thứ 6 đã sẵn sàng được thực hiện và nếu Hungary từ bỏ phản đối, chúng có thể được thực hiện nhanh chóng.

Trong trường hợp Hungary không ủng hộ gói thứ sáu như hiện tại, thì vẫn có những lựa chọn thay thế khác.

Quảng cáo

Thứ nhất, chia nhỏ gói trừng phạt và thông qua mà không có lệnh cấm dầu của Nga. Tuy nhiên, điều này có nguy cơ khiến công chúng coi đó là sự thất bại của các nhà lãnh đạo EU và có áp lực từ Ukraine về lệnh cấm khai thác dầu.

Thứ hai, gói trừng phạt chỉ nhằm vào cung cấp năng lượng bằng đường biển chứ không phải đường ống dẫn dầu mà Hungary đang phụ thuộc. Tuy nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng đến một số quốc gia EU khác, khi họ cho rằng có sự không công bằng và cũng đồng nghĩa với việc giá nhiên liệu trên khắp châu Âu sẽ thay đổi.

Thứ ba, áp dụng thuế quan đối với dầu của Nga để làm giảm nhập khẩu và qua đó tăng sử dụng nguồn thu để tái thiết Ukraine. Điều này sẽ khuyến khích đa dạng hóa nguồn cung, nhưng thuế quan có thể sẽ khiến người tiêu dùng phải chịu thêm gánh nặng và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng.

Mặc dù các đại sứ EU sẽ gặp nhau vào ngày 29/5 để tìm kiếm đồng thuận trước hội nghị thượng đỉnh, nhưng dường như khó có thể đạt được thỏa thuận.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025

BoJ sắp hoàn tất đợt bán cổ phiếu ngân hàng

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sắp hoàn tất việc bán số cổ phiếu trị giá hàng triệu USD mà họ mua từ các ngân hàng gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hai thập kỷ.

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm