Châu Á lần đầu tiên trở thành khu vực mua dầu lớn nhất của Nga

Hãng tin Bloomberg trích dẫn các nhà phân tích thuộc Công ty nghiên cứu thị trường Kpler (Vương quốc Anh) nhận định vào tháng 4/2022, khu vực châu Á lần đầu tiên đã trở thành nhà nhập khẩu dầu lớn nhất của Nga, vượt qua cả châu Âu.

Báo cáo của Kpler cho hay sau khi vượt qua châu Âu để trở thành khách mua dầu từ Nga lớn nhất hồi tháng trước, khu vực châu Á sẽ tiếp tục gia tăng hoạt động mua vào và khoảng cách giữa hai châu lục sẽ tiếp tục tăng lên vào tháng Năm.

Quảng cáo

Theo nhà phân tích Jane Xie của Kpler, tổng lượng dầu từ Nga xuất sang hai khách hàng lớn nhất châu Á là Ấn Độ và Trung Quốc đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng Tư, phần lớn là do lượng mua từ Ấn Độ tăng lên. Chuyên gia này nói thêm dù lượng giao hàng trong tháng Năm có thể sẽ thấp hơn một chút, nhưng vẫn sẽ chỉ thua kỷ lục của tháng trước.

Ngoài ra, các nhà phân tích của Kpler lưu ý tính đến ngày 26/5, đã có khoảng 57 triệu thùng dầu Urals và 7,3 triệu thùng dầu vùng Viễn Đông của ESPO được bán ra. Những con số này đều cao hơn đáng kể so với mức 19 triệu thùng dầu Urals và 5,7 triệu thùng dầu ESPO bán ra vào cuối tháng Hai vừa qua.

Bloomberg từng đưa tin rằng một lượng dầu kỷ lục của Nga đang nằm trên các tàu chở dầu, hầu hết trong số đó hướng tới Ấn Độ và Trung Quốc khi các nước khác hạn chế nhập khẩu do xung đột tại Ukraine. Theo các chuyên gia, những nước này đã mua hàng triệu thùng từ Nga vì có giá ưu đãi. Các tàu chở dầu phải thực hiện các chuyến đi dài hơn từ các cảng phía Tây của Nga đến châu Á thay vì châu Âu, với chuyến đi một chiều đến Trung Quốc thường mất khoảng hai tháng.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng

Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.

Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên Giá dầu tăng 1,5% khi Mỹ-Trung Quốc dịu bớt căng thẳng thuế quan

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng