Bị đối tác trả lại 50 máy bay, Boeing đang tìm người mua thay thế, khẳng định tình hình 'không đáng lo'

"Đây là một tình huống không may, nhưng chúng tôi có nhiều khách hàng khác muốn giao hàng trong thời gian ngắn", CEO Kelly Ortberg của Boeing nói.

Bị đối tác trả lại 50 máy bay, Boeing đang tìm người mua thay thế, khẳng định tình hình 'không đáng lo'

Tờ Fortune cho hay Tổng giám đốc điều hành (CEO) Boeing Kelly Ortberg đang cố gắng tìm người mua thay thế 50 đơn hàng máy bay của hãng bị Trung Quốc từ chối.

Trả lời phỏng vấn, CEO Ortberg cho biết Boeing đã có ba máy bay chở khách tại Trung Quốc sẵn sàng giao hàng nhưng hiện các hãng hàng không nước này đang từ chối nhận sản phẩm. Hiện hai chiếc đã được đưa trở lại Seattle khi khách hàng Trung Quốc "ngừng nhận máy bay do môi trường thuế quan".

Phía Bắc Kinh đã tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của Mỹ lên 125% để trả đũa việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng thuế đối với các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc lên 145%.

Bởi vậy, thuế quan của Trung Quốc sẽ làm tăng gấp đôi chi phí nhập khẩu máy bay Boeing vốn đã có giá hàng chục triệu USD.

Tập đoàn Boeing đã có kế hoạch hoàn thành 50 đơn đặt hàng cho các hãng hàng không Trung Quốc trong năm nay nhưng với tình hình mới, CEO Ortberg đang "tích cực đánh giá lại" các lựa chọn để chuyển hướng những máy bay phản lực đó cho những người mua quan tâm khác.

Tổng giám đốc điều hành (CEO) Boeing Kelly Ortberg

"Đây là một tình huống không may, nhưng chúng tôi có nhiều khách hàng khác muốn giao hàng trong thời gian ngắn, vì vậy chúng tôi có kế hoạch chuyển hướng nguồn cung sang thị trường ổn định khác. Chúng tôi sẽ không tiếp tục chế tạo máy bay cho những khách hàng không muốn nhận chúng", CEO Ortberg nói.

Không đáng lo?

Phân tích của ngân hàng đầu tư Jefferies cho thấy tình hình thuế quan hiện nay không ảnh hưởng nhiều đến Boeing như cách đây 10 năm, thời điểm mà ¼ số máy bay hoàn thiện của gã khổng lồ hàng không vũ trụ này được chuyển đến Trung Quốc.

Quảng cáo

Trên thực tế, hoạt động kinh doanh của Boeing tại Trung Quốc đã lao dốc vào năm 2019 khi quốc gia này trở thành thị trường đầu tiên ngừng hoạt động tất cả các máy bay Boeing 737 Max sau hai vụ tai nạn chết người khiến 346 người thiệt mạng cách nhau chưa đầy năm tháng.

Các hãng hàng không Trung Quốc đã không nối lại các chuyến bay của dòng Boeing 737 Max cho đến tận tháng 1/2023, muộn hơn nhiều so với các hãng vận tải ở các quốc gia khác.

Theo giám đốc tài chính Brian West của Boeing, hiện Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số đơn đặt hàng tồn đọng trị giá 500 tỷ USD mà Boeing dự kiến sẽ mất khoảng 10 năm để giao hàng hết.

Tuy nhiên cũng theo giám đốc West, khoảng 70% máy bay thương mại mà công ty dự kiến sẽ giao vào năm 2025 là cho khách hàng quốc tế. Do đó nếu tình hình thuế quan trở nên xấu hơn khiến nhiều khách hàng hoãn việc tiếp nhận máy bay thì sẽ gây thêm áp lực lên dòng vốn của Boeing.

"Với vị thế là một nhà xuất khẩu quan trọng của Mỹ, chính sách thương mại tự do trên toàn ngành hàng không thương mại vẫn rất quan trọng đối với chúng tôi", giám đốc West nhận định.

Tờ Fortune cho hay Boeing đã gặp khá nhiều khó khăn sau một loạt vụ tai nạn cũng như bê bối về chất lượng sản phẩm khi cửa thoát hiểm bật tung trên không. Thế rồi những cuộc đình công lao động khiến hoạt động sản xuất của hãng phải tạm đóng cửa năm 2024, khiến doanh thu và giá cổ phiếu lao dốc.

Giờ đây khi Boeing đang cố gắng hồi phục lại thì câu chuyện thuế quan lại diễn ra.

Báo cáo mới nhất của Boeing cho thấy khoản lỗ điều chỉnh là 49 xu cho mỗi cổ phiếu trên doanh thu 19,5 tỷ USD. Kết quả này vượt xa kỳ vọng của các nhà phân tích được khảo sát bởi Zacks Investment Research, vốn dự đoán mức lỗ là 1,54 USD cho mỗi cổ phiếu trên doanh thu là 19,29 tỷ USD.

Công ty cũng đã giảm đáng kể lượng tiền mặt chi tiêu xuống còn khoảng 2,29 tỷ trong quý I/2025, thấp hơn nhiều so với mức gần 4 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.

*Nguồn: Fortune

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Chứng khoán thế giới đa phần tăng điểm bất chấp số liệu kinh tế trái chiều

Chứng khoán Phố Wall mở cửa giảm mạnh sau khi số liệu chính phủ cho thấy kinh tế Mỹ quý I/2025 suy giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, làm gia tăng lo ngại về nguy cơ suy thoái.

Chứng khoán châu Á khởi đầu tuần thận trọng do bất ổn thương mại Công ty chứng khoán điểm tên nhiều cổ phiếu hấp dẫn, có thể “xuống tiền”

Temu tính thuế nhập khẩu vào hóa đơn bán hàng ở Mỹ

Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Temu, vốn nổi tiếng với mức giá cực thấp, đang đánh thuế nhập khẩu cao vào khách hàng Mỹ do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump.

Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ Ứng dụng Temu có thể bị chặn nếu chưa hoàn thành đăng ký trong tháng 11

Shein Group của Trung Quốc tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ

Công ty thời trang nhanh Shein Group Ltd. của Trung Quốc vừa tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ, từ váy áo đến đồ dùng nhà bếp, trước khi các mức thuế mới nhập khẩu giá trị nhỏ chính thức có hiệu lực.

Shein vs Temu: 2 doanh nghiệp Trung Quốc đồng hương đại chiến để tranh giành thị trường Mỹ Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ

Động thái “gỡ rào” lĩnh vực tiền điện tử cho các ngân hàng Mỹ

Các cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ ngày 24/5 thông báo thu hồi một số văn bản hướng dẫn trước đây, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải thận trọng khi tham gia các hoạt động liên quan đến tiền điện tử.

Mỹ: “Gió đổi chiều” với các sàn giao dịch tiền điện tử Giá Bitcoin giảm gần 6% sau kế hoạch thành lập quỹ dự trữ chiến lược tiền điện tử của Mỹ

Phố Wall tiếp tục tăng điểm dù đàm phán thương mại Mỹ-Trung chưa tiến triển

Chứng khoán Phố Wall ngày 24/4 kéo dài chuỗi tăng điểm sang phiên thứ ba liên tiếpm bất chấp những phản ứng của Trung Quốc về triển vọng đạt được thỏa thuận song phương.

Phố Wall bùng nổ sau khi Mỹ bất ngờ tạm dừng hầu hết thuế quan mới Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan