Bán hàng trực tuyến tại Trung Quốc đang bước sang kỷ nguyên mới như thế nào?

Trong suốt nhiều năm qua, các nhà kinh doanh tại Trung Quốc đã sử dụng nhiều người nổi tiếng để bán hàng trực tuyến thông qua các sự kiện phát sóng trực tiếp, giờ đây điều này đang mất dần.

Việc người nổi tiếng bán hàng trực tuyến thông qua phát sóng trực tiếp trên tài khoản mạng xã hội cá nhân đã thực sự thịnh hành trong nhiều năm trở lại đây, nhưng nhiều chuyên gia cũng chỉ trích việc đó có thể gây tổn hại đến chính thương hiệu/doanh nghiệp.

Apple đã thu hút được nhiều sự chú ý khi mà hãng này thông báo về sự kiện phát sóng trực tiếp trên trang Tmall của Trung Quốc trong sự kiện bán hàng thường niên có tên 618 tại nước này, theo nội dung bài báo mới được Nikkei đăng tải.

Khi sự kiện này được truyền trực tiếp vào lúc 7h tối ngày 31/5/2023, doanh nghiệp công nghệ nổi tiếng với việc sáng tạo không ngừng này đã khiến cho toàn bộ giới truyền thông Trung Quốc bất ngờ.

Họ đã không sử dụng những nhân vật nổi tiếng với lực lượng người theo dõi đông đảo, thay vào đó là những nhân viên bình thường của hãng để quảng cáo sản phẩm điện thoại iPhone cũng như nhiều loại thiết bị khác.

Ngoài ra, một thay đổi quan trọng khác trong lần này cũng là họ không sử dụng sự kiện để nhận đơn hàng ngay trong lúc phát trực tiếp.

Sự kiện này đánh dấu cho thay đổi quan trọng so với làn sóng thương mại trực tiếp trước đây khi mà người có ảnh hưởng trên mạng xã hội bán sản phẩm trực tiếp thông qua hình thức phát trực tiếp, theo nhiều chuyên gia trong ngành, việc bán hàng theo cách đó thường gây tổn hại rất nhiều đến hình ảnh và uy tín của chính doanh nghiệp cung cấp sản phẩm.

Việc phát sóng trực tiếp, trong đó có bao gồm thương mại trực tiếp, đã trở thành phổ biến trong truyền thông Trung Quốc. Tổng số lượng khán giả theo dõi phát sóng trực tiếp trong tháng 12/2022 đã vượt 750 triệu, theo công ty nghiên cứu Wind của Trung Quốc, con số này được tính toán tương đương 70% người dùng Internet Trung Quốc.

Quảng cáo

Thị trường thương mại trực tiếp được ước tính có quy mô khoảng 1,2 nghìn tỷ nhân dân tệ tức khoảng 168 tỷ USD trong năm 2201, iResearch cho hay. Công ty tư vấn Internet Trung Quốc này dự báo quy mô thị trường tăng trưởng ước tính 1,8 lần trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2021.

Thương mại trực tiếp đã thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong cuộc đua cạnh tranh. Những ứng dụng video ngắn cũng đã gia nhập cuộc cạnh tranh này, trong đó nổi bật nhất phải kể đến Kuaishou và Douyin – phiên bản TikTok của Trung Quốc.

Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Alibaba, ông Daniel Zhang, đã cảnh báo về những vấn đề khi bán hàng trên sóng trực tiếp. Những người có ảnh hưởng trên nền tảng trực tuyến sẽ cung cấp sản phẩm có giá giảm cho lực lượng người hâm mộ đông đảo của họ, tuy nhiên cùng lúc đó nhiều người không khỏi hoài nghi về hiệu quả của việc bán hàng qua hình thức nói trên.

Xét đến nhiều tồn tại nói trên, không ít doanh nghiệp đã lựa chọn phát sóng trực tiếp để bán hàng thông qua chính các nhân viên của họ, như vậy cục diện thương mại điện tử nhiều khả năng sẽ thay đổi.

Apple không phải doanh nghiệp duy nhất phát sóng trực tiếp quảng cáo sản phẩm nhưng không bán hàng. Ngôi sao bóng đá Lionel Messi cũng đã từng xuất hiện trong sự kiện phát sóng trực tiếp trên Kuaishou và trên chợ điện tử Taobao của Alibaba trong sự kiện mua sắm 618 của JD.com tại Trung Quốc.

Dù rằng Messi xuất hiện trên sự kiện quảng cáo của Taobao, thế nhưng người xem không hề có cơ hội bấm và mua hàng tại bất kỳ đâu. Như vậy mục tiêu chính của Taobao qua sự kiện này đơn giản chỉ là thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng đến ứng dụng của hãng.

Xu thế thương mại trực tiếp thay đổi còn bởi bản thân công nghệ.

Trong sự kiện mua sắm 618, ứng dụng mua sắm của JD.com xuất hiện một nhân vật do máy tính tạo ra và quảng cáo về sản phẩm tươi sống ví như quả cherry hay quả đào. Trong sự kiện, người ta nhìn thấy hàng loạt tin nhắn cho thấy người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa cho vào giỏ hàng của họ.

So với sự kiện bán hàng vào tháng 11/2022, số lượng sự kiện phát sóng trực tiếp sử dụng các nhân vật ảo của JD.com tăng gần 400% trong đợt bán hàng vào dịp lễ 618 gần nhất. Trong dịp này, lượt xem các kênh phát trực tiếp của Taobao và Tmall tăng đến 43%.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên