Bài toán chưa có lời giải của các doanh nghiệp bán dẫn Hàn Quốc?

Cả Samsung Electronics và SK hynix, hai doanh nghiệp hàng đầu về chip bán dẫn của Hàn Quốc, đang phải đối mặt với triển vọng ảm đạm khi mảng kinh doanh "béo bở" bị ảnh hưởng.

Tờ Thời báo Hàn Quốc (The Korea Times) dẫn lời các chuyên gia phân tích cho rằng cả Samsung Electronics và SK hynix, hai doanh nghiệp hàng đầu về chip bán dẫn của Hàn Quốc, đang phải đối mặt với triển vọng ảm đạm khi mảng kinh doanh "béo bở" bị ảnh hưởng bởi lạm phát toàn cầu tăng vọt, đồng won giảm giá so với đồng USD và cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine tiếp tục kéo dài.

Các nhà phân tích cho biết, Samsung và SK sẽ phải đối mặt với điều kiện kinh doanh thậm chí còn bất lợi hơn vào năm 2023, bởi hai doanh nghiệp này phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực chip nhớ nhưng lại chỉ chiếm 30% toàn bộ thị trường chip toàn cầu.

Triển vọng u ám này hoàn toàn trái ngược với dự báo dành cho TSMC và các công ty Đài Loan (Trung Quốc) khác đang tập trung vào các hoạt động không dùng chip nhớ như kinh doanh xưởng đúc - vẫn cho thấy nhu cầu ổn định của thị trường toàn cầu bất chấp điều kiện kinh tế chậm lại.

Ngoài ra, động thái của Mỹ nhằm hạn chế sự phát triển của Mỹ trong ngành công nghiệp chip, bao gồm cả lệnh cấm xuất khẩu thiết bị chip do Mỹ sản xuất sang Trung Quốc, cũng trở thành một yếu tố tiêu cực đối với các nhà sản xuất chip Hàn Quốc.

Jim Handy, nhà phân tích về chip kiêm Tổng Giám đốc Công ty nghiên cứu thị trường chip Objective Analysis có trụ sở tại Mỹ, cho biết: "Samsung có thể trở thành số 1 thế giới về chất bán dẫn chỉ nhờ vào sự gia tăng của chip nhớ. Phần lớn doanh thu của Samsung đến từ các mặt hàng như DRAM và NAND flash vì vậy doanh thu của họ lên xuống khá dữ dội. Trong khi đó, cả TSMC và Intel bán các sản phẩm khác biệt, không có sự thay đổi nhiều như hàng hóa nên doanh thu các mặt hàng này của họ vẫn tương đối ổn định".

Theo các nhà môi giới địa phương, vị trí dẫn đầu của Samsung về doanh số bán chip toàn cầu có thể bị TSMC vượt qua ngay trong quý III/2022. TSMC, tạo ra lợi nhuận bằng cách sản xuất chip đặt hàng từ các công ty thiết kế chip, đã tạo ra doanh thu 19,1 tỷ USD trong quý III/2022, tăng 48% so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, bộ phận bán dẫn của Samsung ước tính chỉ đạt mức doanh thu từ 16,7-17,4 tỷ USD.

Jim Handy nói thêm rằng những con số này giải thích tại sao Samsung Electronics (doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi điều kiện kinh tế toàn cầu và các đối thủ khác như Intel), đang cố gắng tập trung nhiều hơn vào mảng kinh doanh xưởng đúc như TSMC đang làm.

Quảng cáo

Ông Jim Handy nhấn mạnh: "Nếu Intel tụt hạng xuống dưới TSMC thì đó là vì TSMC phục vụ thị trường rộng lớn hơn Intel. Intel tập trung vào bộ vi xử lý (MPU) trong khi TSMC bán rất nhiều thứ, bao gồm cả MPU. Đây là lý do tại sao Intel quan tâm đến việc trở thành một xưởng đúc nhằm khôi phục vị thế dẫn đầu thị trường bán dẫn của mình. Đây cũng là lý do tại sao Samsung Electronics đang nỗ lực để trở thành xưởng đúc hàng đầu thế giới".

Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng Hàn Quốc đang mất dần khả năng cạnh tranh về nuôi dưỡng nhân tài tương lai trong ngành công nghiệp chip so với những nơi sản xuất chip khác trên thế giới. Đặc biệt là khi so sánh Hàn Quốc với Đài Loan, nơi đào tạo hơn 10.000 chuyên gia liên quan đến chip mỗi năm và Mỹ nơi thu hút các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới theo đúng nghĩa đen, thì sự khác biệt thậm chí còn rõ rệt hơn.

Chính quyền Đài Loan đã bắt đầu nuôi dưỡng 10.000 chuyên gia chip mỗi năm từ 15 năm trước. Ngoài ra, họ đã ban hành một dự luật khuyến khích giáo dục liên quan đến chip bằng cách tăng 10% số sinh viên theo học các chuyên ngành liên quan đến chất bán dẫn vào năm 2021. Tuy nhiên, số liệu thống kê của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Hàn Quốc (KSIA) các công ty chip của Hàn Quốc hiện mới chỉ thuê khoảng 10.000 nhân viên mỗi năm và chỉ 1.400 trong số này theo học chuyên ngành kỹ thuật bán dẫn.

KSIA cho biết thêm, để Hàn Quốc giữ được vị thế hàng đầu trong ngành công nghiệp chip, chính phủ nước này cần nỗ lực hơn nữa trong việc hỗ trợ mạnh mẽ ngành công nghiệp chip bằng cách cung cấp nhiều lợi ích hơn, chẳng hạn như hỗ trợ chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D), cắt giảm thuế và lập kế hoạch tổng thể để thúc đẩy nhân viên kinh doanh chip trong tương lai.

Để giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực, chính quyền Tổng thống Yoon Suk Yeol đã quyết định sẽ chi ngân sách đào tạo các chuyên gia bán dẫn là 450 tỷ won (314 triệu USD) vào năm 2023, tăng 1,5 lần so với năm 2022. Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc cũng đặt mục tiêu nuôi dưỡng 150.000 chuyên gia chip trong 10 năm tới bằng cách cung cấp các biện pháp hỗ trợ, chẳng hạn như giúp các trường đại học thành lập các trường chuyên về bán dẫn.

Lee Jong-hwan, Giáo sư tại Khoa Kỹ thuật Bán dẫn Hệ thống tại Đại học Sangmyung (Hàn Quốc) chỉ ra rằng không có sự khác biệt đáng kể về mức lương giữa một sinh viên học chuyên ngành chất bán dẫn và một sinh viên học chuyên ngành phần mềm máy tính hoặc y học khi họ có việc làm sau này.

Ông Lee Jong-hwan nói: "Ngành chip cần rất nhiều sinh viên có trình độ thạc sĩ và tiến sỹ. Những sinh viên này phải học rất lâu mới lấy được bằng nhưng khi ra nghề thì lương không chênh lệch nhiều so với những người học ngành công nghệ thông tin khác. Đây là vấn đề cần được giải quyết để có nhiều người trẻ hơn làm việc trong lĩnh vực bán dẫn".

Giáo sư Lee Jong-hwan cũng nhấn mạnh thêm rằng Chính phủ Hàn Quốc cần có nhiều biện pháp hỗ trợ khác nhau, chẳng hạn như tăng cường cơ sở nghiên cứu và mở rộng các chương trình học bổng cho sinh viên chuyên ngành chip để giúp họ có thể định hình nghề nghiệp của mình khi chọn học ngành kỹ thuật bán dẫn.

Ông Lee Jong-hwan nói thêm: "Khi tôi học ở Mỹ, tôi đã có thể gặp rất nhiều người đánh giá rất cao những người làm việc cho ngành công nghiệp chip. Mô phỏng công nghệ bán dẫn cũng rất quan trọng và các trường đại học và viện nghiên cứu ở đó rất phát triển". Ngược lại, "tôi cũng đã thấy rất nhiều sinh viên thông minh chọn học y khoa hơn là kỹ thuật bán dẫn ở Hàn Quốc. Nếu Hàn Quốc tăng cường lợi ích cho những sinh viên quyết định theo học ngành kỹ thuật chip, thì nhiều người trong số họ sẽ quyết định định hướng con đường sự nghiệp của họ trong lĩnh vực này và số lượng kỹ sư trong lĩnh vực chip đương nhiên sẽ tăng lên".

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Cửa hàng miễn thuế Shinsegae Duty Free tại Busan đóng cửa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc suy giảm trong ngành công nghiệp này. Nguyên nhân do dịch COVID-19, tỷ giá hối đoái cao và thay đổi nhu cầu mua sắm của khách du lịch

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị Đồng won Hàn Quốc chạm “đáy” 15 năm

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát

Ngày 9/1, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman cho biết, bà vẫn thấy những rủi ro lạm phát kéo dài và các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản Số liệu lạm phát giúp chứng khoán Mỹ thu hẹp đà giảm trong tuần

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc, thấp hơn mức thuế suất tối huệ quốc, sẽ được áp dụng cho 935 mặt hàng, trong khuôn khổ kế hoạch điều chỉnh thuế quan hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán xe điện sắp vượt xe xăng, Trung Quốc trở thành thị trường nóng nhất Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Nigeria