Ba giải pháp đối phó với áp lực tỷ giá

Để đối phó với áp lực tỷ giá, dự kiến duy trì ít nhất đến giữa quý 3 (gần thời điểm FED hạ lãi suất), chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện đồng bộ cả 3 giải pháp.

Ba giải pháp đối phó với áp lực tỷ giá

Tỷ giá liên ngân hàng USD/VND diễn biến căng thẳng khi liên tục áp sát và vượt ngưỡng bán ra của NHNN tại 25.450 (tương đương tăng 4,9% so với đầu năm). Dù NHNN đã có động thái can thiệp bằng cách bán thẳng ngoại tệ với khối lượng tương đối lớn, tỷ giá vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Trong báo cáo chiến lược tháng 7, các chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng tỷ giá trong thời gian tới vẫn sẽ chịu nhiều áp lực do nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào sản xuất dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao; xu hướng để USD ở nước ngoài của các doanh nghiệp xuất khẩu và FDI; và DXY neo ở vùng cao trước diễn biến yếu đi của các đồng tiền khác.

Diễn biến mức độ mất giá so với USD của một số đồng tiền (%YTD). Nguồn: Bloomberg, KBSV

Để đối phó với áp lực tỷ giá, dự kiến duy trì ít nhất đến giữa quý 3 (gần thời điểm FED hạ lãi suất), chuyên gia cho rằng NHNN sẽ thực hiện đồng bộ cả 3 giải pháp.

Thứ nhất, tiếp tục bán ngoại tệ. Đây là giải pháp đã được NHNN áp dụng trong khoảng 3 tháng trở lại đây. Mặc dù vậy, với ước tính hiện tại, dự trữ ngoại hối đã áp sát mức khuyến cáo của IMF tương đương 3 tháng nhập khẩu. Dư địa để NHNN tiếp tục bán dự trữ ngoại hối là không nhiều nếu không muốn ảnh hưởng đến tín nhiệm quốc gia. Vì vậy NHNN sẽ cần thực hiện đồng bộ thêm 2 giải pháp là nâng lãi suất tiền đồng và nâng giá bán USD để hạ nhiệt nhu cầu USD của thị trường.

Cụ thể, về giải pháp nâng lãi suất tiền đồng, NHNN đã thực hiện việc nâng lãi suất OMO và tín phiếu với mức nâng lần lượt là 0,5 và 3,1 điểm % so với giai đoạn đầu năm 2024. Chuyên gia KBSV cho rằng động thái này sẽ tiếp tục được thực hiện để duy trì mặt bằng lãi suất thị trường 2 cao tương đối, giảm tối đa các giao dịch đầu cơ tỷ giá, đồng thời tác động làm tăng lãi suất huy động ở mức độ phù hợp, qua đó tăng sự hấp dẫn của việc nắm giữ tiền đồng.

Với giải pháp nâng giá bán USD, trong bối cảnh mức độ mất giá tiền đồng vẫn đang ở mức trung bình thấp so với các đồng tiền trong khu vực, kết hợp với kỳ vọng lạm phát vẫn sẽ trong tầm kiểm soát trong các tháng cuối năm, NHNN vẫn còn có thể, và nhiều khả năng sẽ thực hiện việc nâng giá bán USD (đồng thời nâng tỷ giá trung tâm), chấp nhận để VND mất giá hơn mức 5% hiện tại.

Điểm tích cực, theo các chuyên gia, là nguồn ngoại tệ sẽ cải thiện trong quý 4 khi mà xuất khẩu được đẩy mạnh, kiều hối đổ về, và đồng thời kỳ vọng vào việc FED cắt giảm lãi suất sẽ làm dịu bớt áp lực lên tỷ giá. FED được dự báo sẽ hạ lãi suất trong nửa cuối năm 2024 và chỉ hạ 1 lần trong năm nay. Theo đó, KBSV dự báo tỷ giá sẽ ổn định trở lại và mức tăng cả năm chỉ là 4,5%, tương ứng đạt 25.360 VND/USD.

Lãi suất cho vay đã tạo đáy

Tính đến cuối tháng 6, lãi suất huy động ở một số ngân hàng đã tăng 10-30 điểm cơ bản so với vùng đáy ở các kỳ hạn ngắn 1-12 tháng. Điều này đến từ việc thiếu hụt thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng do những động thái can thiệp ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Quảng cáo

 Lãi suất liên ngân hàng. Nguồn: FiinPro, KBSV

Các chuyên gia KBSV cho rằng, lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng thêm 70-100 điểm cơ bản từ nay cho tới cuối năm, lên mức tương đương vùng đáy Covid-19 giai đoạn 2020-2021. Trong đó, tỷ giá trong ngắn hạn vẫn là áp lực chính khiến lãi suất huy động tiếp tục tăng.

Trong kịch bản cơ sở, chuyên gia dự báo tỷ giá chưa thể sớm hạ nhiệt, thậm chí còn căng thẳng cục bộ ở một vài thời điểm khiến NHNN phải tiếp tục can thiệp bán ngoại tệ, cùng với đó là định hướng giữ nền lãi suất liên ngân hàng ở mức cao vừa đủ để hạn chế carry trade.

Những điều này sẽ tác động trực tiếp đến thanh khoản hệ thống và làm tăng lãi suất huy động ở thị trường 1, đặc biệt là ở nhóm NHTM tư nhân vừa và nhỏ có nguồn huy động kém linh hoạt và các ngân hàng ghi nhận tăng trưởng tín dụng tốt.

Bên cạnh đó, cầu tín dụng kỳ vọng hồi phục kéo theo nhu cầu huy động vốn, từ đó khiến đà tăng của lãi suất huy động tiếp diễn vào cuối năm.

Cụ thể, tăng trưởng tín dụng được dự báo sẽ phục hồi rõ nét hơn theo sự ấm lên của nền kinh tế trong 6 tháng cuối năm 2024 trước những động lực chính bao gồm: Kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh trong những tháng gần đây là dấu hiệu cho thấy triển vọng tích cực của ngành sản xuất và hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới; Sự thẩm thấu của chính sách tiền tệ và tài khóa khiến nhu cầu nội địa cải thiện; và thị trường bất động sản khởi sắc.

Tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế (YTD). Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục thống kê, KBSV

Trên thực tế, tín dụng trong quý 2 đã ghi nhận sự cải thiện, tính đến ngày 30/6 đạt 6% so với cuối năm 2023, chủ yếu được dẫn dắt bởi nhóm bất động sản và cho vay phát triển cơ sở hạ tầng.

Lãi suất cho vay đã giảm xuống thấp tương đối so với mức đỉnh cuối năm 2022 theo chủ trương hạ lãi suất hỗ trợ phát triển kinh tế của Chính Phủ và NHNN. Tuy nhiên với diễn biến tăng trở lại của chi phí huy động vốn, chuyên gia KBSV cho rằng lãi suất cho vay đã tạo đáy và nhiều khả năng sẽ đi ngang hoặc nhích nhẹ trong thời gian tới.

“Mức tăng cụ thể sẽ phụ thuộc vào từng ngân hàng. Nhóm ngân hàng quốc doanh do có vai trò hỗ trợ kinh tế sẽ giữ lãi suất cho vay thấp tương đối, trong khi các ngân hàng tư nhân có xu hướng tăng lãi suất để điều chỉnh phù hợp với sự tăng của lãi suất đầu vào”, chuyên gia nhận định.

Theo Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Vàng - Tiền

Thị trường vàng nóng lên do lo ngại căng thẳng Trung Đông lan rộng

Giá vàng miếng SJC sáng 13/6 đồng loạt tăng mạnh lên 120,2 triệu đồng/lượng, nhẫn vàng cũng vượt 119 triệu đồng/lượng theo đà tăng của giá vàng thế giới.

Bất chấp tiến triển ngoại giao, giá vàng tăng vọt giữa bối cảnh bất ổn kinh tế Nguy cơ địa chính trị đẩy giá vàng thế giới chạm đỉnh một tuần

Sáng 13/6: Giá vàng thế giới áp sát đỉnh lịch sử, vàng trong nước tăng vọt

Giá vàng thế giới tăng mạnh, chỉ cách mốc đỉnh lịch sử từng thiết lập 44 USD. Trong khi đó, giá vàng nhẫn, vàng SJC trong nước cũng tăng vọt với mức tăng cao nhất tới 1,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng châu Á tăng nhẹ trước khi Mỹ công bố số liệu kinh tế Giá vàng thế giới bật tăng sau khi lạm phát Mỹ thấp hơn dự kiến

Nguy cơ địa chính trị đẩy giá vàng thế giới chạm đỉnh một tuần

Giá vàng phiên 12/6 đã leo lên mức cao nhất trong một tuần trước tình hình căng thẳng âm ỉ ở Trung Đông và dữ liệu kinh tế Mỹ hạ nhiệt làm dấy lên những kỳ vọng mới về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất.

Giá vàng châu Á tăng nhẹ trước khi Mỹ công bố số liệu kinh tế Giá vàng thế giới bật tăng sau khi lạm phát Mỹ thấp hơn dự kiến

Căng thẳng Trung Đông và đồng USD suy yếu hỗ trợ thị trường vàng

Giới đầu tư cũng đang chờ đợi dữ liệu chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ, dự kiến công bố vào lúc 19 giờ 30 phút theo giờ Việt Nam để có thêm manh mối về lộ trình cắt giảm lãi suất của Fed.

Bất ổn kinh tế và căng thẳng địa chính trị có thể đẩy giá vàng lên 3.600 USD/ounce Giá vàng châu Á tăng nhẹ trước khi Mỹ công bố số liệu kinh tế

Giá vàng thế giới bật tăng sau khi lạm phát Mỹ thấp hơn dự kiến

Giá vàng thế giới tăng trong phiên 11/6 sau khi lạm phát Mỹ thấp hơn dự kiến, củng cố kỳ vọng của các nhà đầu tư rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất từ tháng 9/2025.

Giá vàng giảm nhẹ khi thị trường theo dõi sát đàm phán Mỹ-Trung Bất ổn kinh tế và căng thẳng địa chính trị có thể đẩy giá vàng lên 3.600 USD/ounce

Bất ổn kinh tế và căng thẳng địa chính trị có thể đẩy giá vàng lên 3.600 USD/ounce

Theo báo cáo triển vọng giữa năm 2025 của Wells Fargo, kim loại quý sẽ hưởng lợi từ các xung đột địa chính trị đang diễn ra và tình trạng bất ổn kinh tế kéo dài, với giá vàng được dự báo sẽ đạt mức cao kỷ lục mới vào năm 2026.

Chờ tin về đàm phán thương mại Mỹ - Trung, giá vàng thế giới tăng nhẹ Giá vàng SJC tăng trở lại Giá vàng giảm nhẹ khi thị trường theo dõi sát đàm phán Mỹ-Trung

Thị trường vàng chờ tín hiệu từ đàm phán Mỹ-Trung

Giá vàng ổn định trong phiên giao dịch chiều 10/6 khi các nhà đầu tư chờ đợi diễn biến đàm phán thương mại Mỹ - Trung ngày thứ hai tại London (Anh). Đồng USD mạnh lên hạn chế khả năng giá vàng tăng.

Giá vàng ổn định khi thị trường lạc quan về đàm phán Mỹ-Trung Chờ tin về đàm phán thương mại Mỹ - Trung, giá vàng thế giới tăng nhẹ

Giá vàng SJC tăng trở lại

Giá vàng trong nước được điều chỉnh tăng nhẹ trong bối cảnh trên thị trường thế giới, kim loại quý đang biến động khá mạnh khi những diễn biến ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc tạo ra áp lực trái chiều lên giá kim loại quý.

Khả năng hạ nhiệt căng thẳng thương mại Mỹ-Trung kéo giá vàng châu Á giảm Giá vàng ổn định khi thị trường lạc quan về đàm phán Mỹ-Trung Chờ tin về đàm phán thương mại Mỹ - Trung, giá vàng thế giới tăng nhẹ