ADB chỉ ra lý do điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế một số nước châu Á

Xuất khẩu hàng điện tử và các hàng hóa chế tạo khác của châu Á đang tăng trưởng chậm lại, do chính sách thắt chặt tiền tệ dẫn tới sự trì trệ của hoạt động kinh tế tại các nền kinh tế phát triển.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vẫn duy trì triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á và Thái Bình Dương ở mức 4,8% trong năm nay, do nhu cầu nội địa mạnh mẽ tiếp tục hỗ trợ sự phục hồi của khu vực.

Lạm phát được dự kiến sẽ tiếp tục giảm, tiến gần về ngưỡng trước đại dịch khi giá nhiên liệu và lương thực giảm, theo nhận định trong báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á tháng 7 năm 2023 (Asian Development Outlook (ADO) July 2023) được công bố hôm nay.

Dự báo mức lạm phát ở châu Á đang phát triển là 3,6% trong năm nay, so với mức dự báo 4,2% hồi tháng 4. Trong khi đó, mức lạm phát dự báo của năm 2024 được nâng lên thành 3,4% so với ước tính trước đó là 3,3%.

Việc kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại sau đại dịch COVID-19 đang thúc đẩy tăng trưởng của khu vực. Dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 5,0% trong năm nay, không thay đổi so với mức dự báo hồi tháng 4, giữa bối cảnh nhu cầu nội địa mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ.

Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu hàng điện tử và các hàng hóa chế tạo khác của châu Á đang tăng trưởng chậm lại, do chính sách thắt chặt tiền tệ dẫn tới sự trì trệ của hoạt động kinh tế tại các nền kinh tế phát triển chủ đạo. Dự báo tăng trưởng của khu vực năm 2024 được điều chỉnh giảm nhẹ xuống 4,7% so với mức dự báo 4,8% hồi tháng 4.

Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park, nhận định: “Châu Á và Thái Bình Dương tiếp tục phục hồi sau đại dịch với tốc độ ổn định. Nhu cầu trong nước và hoạt động dịch vụ đang tạo đà cho tăng trưởng, trong khi nhiều nền kinh tế cũng đang được hưởng lợi từ sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch. Tuy nhiên, hoạt động công nghiệp và xuất khẩu vẫn còn yếu, dẫn tới triển vọng tăng trưởng và nhu cầu toàn cầu trong năm tới bị suy giảm”.

Quảng cáo

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho hầu hết các tiểu vùng ở châu Á và Thái Bình Dương. Các trường hợp ngoại lệ bao gồm Đông Nam Á, nơi triển vọng được hạ xuống còn 4,6% trong năm nay và 4,9% trong năm tới, so với mức ước tính lần lượt là 4,7% và 5,0% trong tháng 4. Dự báo cho tiểu vùng Cáp-ca-dơ và Trung Á được điều chỉnh giảm nhẹ, từ 4,4% xuống còn 4,3% cho năm 2023 và từ 4,6% xuống còn 4,4% vào năm 2024.

ADB cũng điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023 từ 6,5% xuống còn 5,8%, và từ 6,8% xuống còn 6,2% trong năm 2024. Nhu cầu bên ngoài yếu tiếp tục gây áp lực lên sản xuất công nghiệp và chế biến chế tạo, trong khi các điều kiện trong nước dự kiến sẽ được cải thiện. Lạm phát được dự báo sẽ chậm lại ở mức 4% trong năm 2023 và 2024.

Mới đây, ngân hàng HSBC Việt Nam công bố báo cáo phân tích về những yếu tố giúp cho châu Á vẫn trở thành điểm đến của dòng vốn đầu tư toàn cầu bất chấp loạt diễn biến bất lợi về vĩ mô.

Dù rằng gần đây có những ồn ào về triển vọng tăng trưởng mờ nhạt và xu hướng địa phương hóa, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vẫn tiếp tục đổ vào châu Á. Thêm nữa, phần lớn các dự án đầu tư này tập trung vào lĩnh vực sản xuất, củng cố vị trí của khu vực với tư cách là một trung tâm thương mại toàn cầu.

Ngoài ra, không phải dòng đầu tư vào Trung Quốc đại lục đang giảm sút: FDI đã lập một kỷ lục khác trong năm vừa qua. ASEAN đã vượt qua Trung Quốc đại lục trong 2 năm liên tiếp và Ấn Độ cũng đang vươn lên, nhất là về đầu tư mới, thay vì tái đầu tư. Đồng thời, các nhà sản xuất từ Trung Quốc đại lục cũng đang tăng cường đầu tư vào các nền kinh tế khác, đặc biệt là ở ASEAN.

Tương quan với quy mô của các nền kinh tế, dòng vốn đầu tư chảy đặc biệt nhiều vào Việt Nam, Malaysia, Australia và New Zealand; chảy ít hơn vào Hàn Quốc, Trung Quốc đại lục và Nhật Bản. Tuy nhiên, nhìn chung, đại dịch không ảnh hưởng nhiều đến dòng vốn FDI châu Á, đây vẫn là một đích đầu tư tương đối tốt bất kể các thông tin thời sự.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào các nước trên thế giới đã sụt giảm một thời gian sau khi đạt đỉnh vào năm 2015 như một phần của xu hướng "đảo ngược toàn cầu hóa" và "phân mảnh địa kinh tế".

Ngược lại, dòng vốn FDI vào châu Á tiếp tục tăng cao hơn với bước nhảy vọt đáng chú ý trong ba năm qua. Có thể thấy, đại dịch ít ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư chảy vào khu vực này, dòng vốn FDI vào châu Á tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2010.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên