7 hậu quả không ngờ từ lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga

Nga hiện là quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất trên thế giới và tình trạng thiếu hàng hóa, tiếp cận dịch vụ bị hạn chế đang dần thay đổi cuộc sống hàng ngày.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine có thể không dẫn đến sự sụp đổ kinh tế nghiêm trọng như một số dự đoán nhưng vẫn có tác động sâu rộng, theo Moscow Times.

9 tháng sau chiến dịch quân sự đặc biệt, Nga phải hứng chịu một số hệ quả không ngờ mà các biện pháp trừng phạt từ phương Tây gây ra:

Thay đổi công thức làm kẹo

Chủ một nhà máy bánh kẹo lớn ở thành phố Perm, miền núi Ural, cho biết vào tháng 10 rằng, nhà máy này đã buộc phải thay đổi công thức của một số sản phẩm sau khi lệnh trừng phạt của phương Tây cắt đứt việc nhập khẩu các nguyên liệu chính.

trung-phat-nga-3345.jpg

“Có những nguyên liệu thô không thể sản xuất được ở Nga, ví dụ như hạt ca cao. Với sản phẩm có nhiều thành phần thì càng khó khăn”, Boris Shvaytser cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin địa phương.

Ngoài việc thay đổi công thức, nhà máy, theo Shvaytser, cũng buộc phải tìm kiếm thiết bị mới sau khi các nhà cung cấp từ Ý, Đức và Anh tạm dừng hợp tác.

Mạng Internet cho điện thoại di động chậm

Tốc độ Internet di động LTE ở Nga đã giảm trung bình 0,6 megabit/giây so với cùng thời điểm năm ngoái, theo một nghiên cứu hồi tháng 3 do cơ quan phân tích thông tin Nga TelecomDaily công bố.

Và các vấn đề về tốc độ internet dự kiến sẽ trở nên tồi tệ hơn khi sự ra đi của những gã khổng lồ viễn thông châu Âu - bao gồm cả Nokia và Ericsson - khiến việc hiện đại hóa các mạng của Nga trở nên khó khăn hơn.

Lò hỏa táng bị đóng cửa

Một lò hỏa táng ở thành phố phía tây nam Voronezh đã buộc phải đóng cửa trong tháng này sau khi buồng hỏa táng duy nhất - được sản xuất tại Cộng hòa Séc - bị hỏng.

trung-phat-8152.jpg

Nhà hỏa táng ở Voronezh. Ảnh: Kommersant.

Không rõ liệu có thể mở cửa trở lại hay không vì lò bị lỗi không thể thay thế do lệnh cấm xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao của Liên minh châu Âu sang Nga.

Theo trang web tin tức De Facto có trụ sở tại Voronezh, các chuyên gia Nga và đại diện của nhà cung cấp thiết bị hỏa táng Tabo-CS của Séc đang tiến hành sửa chữa lò nhưng chưa biết sẽ mất bao lâu.

Quảng cáo

Theo trang web của mình, thiết bị hỏa táng Tabo-CS được sử dụng ở hàng chục thành phố khác trên khắp nước Nga, bao gồm St. Petersburg và Novosibirsk.

Ít xe buýt hơn

Theo nghiên cứu của công ty Simetra, các nhà khai thác vận tải địa phương tại 84 thành phố của Nga đã hủy bỏ tới 200 tuyến xe buýt và xe điện trong năm nay.

Một trong những lý do cho những thay đổi này là lệnh trừng phạt đối đã tác động đến các nhà sản xuất phương tiện của Nga.

Ví dụ, công việc của Nhà máy chế tạo ô tô chở hàng Tikhvin ở vùng Leningrad đã bị đình trệ hơn hai tháng trong mùa hè vì nhà máy này hết vòng bi do Mỹ sản xuất cho quá trình sản xuất.

Tạm hoãn làm thẻ căn cước

Chính quyền Nga đã tìm cách thay thế hệ thống hộ chiếu của đất nước bằng thẻ căn cước kỹ thuật số ít nhất là từ năm 2013. Nhưng các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã buộc chính quyền phải đóng băng dự án vô thời hạn.

trung-phat-nga-2-4901.jpg

Một trong những lý do khiến Nga phải tạm ngưng là Nga không thể sản xuất đủ chip và nhựa để làm thẻ, Forbes Russia đưa tin vào tháng 6.

Những tòa nhà trống

Số lượng các văn phòng trống trong các tòa nhà và trung tâm mua sắm của Nga tiếp tục tăng do sự ra đi của các nhà bán lẻ lớn của nước ngoài.

trung-phat-nga-3-4646.jpg

Tỷ lệ không gian trống trong các trung tâm mua sắm ở thủ đô Moscow ước tính sẽ đạt 17% vào cuối năm nay, theo dữ liệu từ công ty tư vấn bất động sản NF Group được nhật báo kinh doanh Kommersant của Nga đưa tin hồi đầu tháng.

Bên cạnh đó, 12% tòa nhà văn phòng ở Moscow sẽ trống vào cuối năm nay, theo đại diện của công ty tư vấn CORE.XP.

Thiếu thiết bị đào tạo phi công

Các phi công hàng không ở Nga ngày càng có ít lựa chọn hơn sau khi hãng hàng không quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ Turkish Airlines cấm phi công Nga sử dụng các thiết bị đào tạo mô phỏng chuyến bay của họ.

Lệnh cấm được áp dụng vì hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ e ngại trở thành nạn nhân của các biện pháp trừng phạt thứ cấp từ Cơ quan An toàn Hàng không của EU.

Quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ có thể có ý nghĩa quan trọng vì không phải tất cả các loại thiết bị huấn luyện mô phỏng chuyến bay đều có sẵn ở Nga hoặc các quốc gia đối tác thân thiện, theo các chuyên gia được khảo sát vào đầu năm nay bởi hãng truyền thông độc lập The Insider.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Mỹ xem xét miễn thuế ô tô, giá dầu phản ứng tích cực

Đà tăng của giá dầu xuất hiện sau khi Tổng thống Mỹ thông báo sẽ miễn trừ thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng điện tử và xem xét điều chỉnh thuế áp dụng đối với ô tô và linh kiện ô tô nhập khẩu.

Giá dầu thế giới đảo chiều tăng hơn 4% Giá dầu thế giới quay đầu giảm mạnh do căng thẳng Mỹ-Trung

Chứng khoán châu Á khởi sắc khi Tổng thống Mỹ cân nhắc miễn thuế ô tô

Thị trường chứng khoán châu Á khởi sắc trong phiên giao dịch chiều ngày 15/4, khi nhóm cổ phiếu ngành ô tô tăng mạnh, nhờ khả năng Mỹ sẽ hạ thuế nhập khẩu đối với mặt hàng công nghiệp quan trọng này.

Chứng khoán châu Á tăng mạnh sau tuyên bố hoãn áp thuế từ Mỹ Dòng vốn đầu tư chuyển hướng tác động mạnh tới chứng khoán châu Á

Giá dầu tăng nhẹ sau động thái hòa hoãn về thuế quan của Mỹ

Giá dầu thế giới chốt phiên 14/4 tăng nhẹ nhờ thông tin Mỹ miễn trừ thuế quan đối với một số mặt hàng điện tử, cùng dữ liệu cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ trong nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc.

Chiều 8/4, giá dầu tăng khoảng 1% sau khi chạm đáy gần 4 năm Giá dầu thế giới đảo chiều tăng hơn 4%

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên chiều 14/4 sau khi những quan ngại về chiến tranh thương mại được xoa dịu phần nào nhờ Mỹ thông báo miễn thuế đối với hàng điện tử cuối tuần trước.

Chứng khoán châu Á xanh mướt sau tin nóng, Nikkei nhảy vọt hơn 8% Chứng khoán châu Á tăng mạnh sau tuyên bố hoãn áp thuế từ Mỹ

Trái phiếu chính phủ bị bán tháo, đồng USD thấp nhất trong 1 thập kỷ: Rủi ro Mỹ tăng lãi suất sắp xảy ra?

Đón 'cú sốc' từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, các nhà đầu tư nước ngoài đang bán trái phiếu chính phủ Mỹ - vốn từ lâu được coi là nơi trú ẩn an toàn của thế giới.

Giá trị của đồng USD song hành với sức mạnh của Mỹ? Tài sản Mỹ liên tục bị bán tháo, đồng USD chạm đáy 10 năm so với đồng franc Thụy Sĩ

Singapore nới lỏng đồng nội tệ để ứng phó với thuế quan mới của Mỹ

Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) tiếp tục giảm tốc độ tăng giá của đồng đô la Singapore (SGD) để ứng phó rủi ro gia tăng trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế quan vào thương mại toàn cầu.

Được dự báo sẽ sớm vượt Singapore, Thái Lan, Việt Nam sẽ cần bao lâu để quy mô GDP vượt mốc 1.000 tỷ USD? SK Group đăng ký bán hơn 50 triệu cổ phiếu VIC, cổ đông Singapore thoát hết vốn tại Vinasun

Tín dụng mới của Trung Quốc phục hồi mạnh hơn dự kiến

Tín dụng mới từ các ngân hàng Trung Quốc trong tháng Ba đã phục hồi mạnh hơn dự kiến, khi các nhà hoạch định chính sách cam kết tăng cường kích thích để hỗ trợ nền kinh tế.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ Việt Nam là "mỏ vàng" của AEON năm 2024: Doanh thu gần 3.000 tỷ, chỉ bằng 25% tại Trung Quốc nhưng lợi nhuận tương đương

Tổng thống Mỹ: Có thể có ngoại lệ đối với mức thuế cơ bản 10%

Trong một phát biểu mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết có thể đưa ra một số miễn trừ đối với mức thuế 10% áp dụng cho hầu hết các đối tác thương mại.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ

Các doanh nghiệp công nghệ lo ngại tác động của thuế quan Mỹ

Các nhà cung cấp cho những công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ đang phải đối mặt với mức độ bất ổn do các chính sách thuế quan khó đoán của Tổng thống Donald Trump.

Thị trường Mỹ siết thuế 46%, doanh nghiệp Việt cần tận dụng tốt thế mạnh sẵn có Thuế đối ứng có khiến doanh nghiệp xuất khẩu “việt vị” với kế hoạch kinh doanh năm 2025?