Sự thay đổi này không chỉ đơn thuần là vấn đề tiện lợi, mà còn phản ánh sự hội tụ ngày càng phức tạp giữa công nghệ tiên tiến, mong muốn sự liền mạch của người tiêu dùng và bối cảnh kinh tế - xã hội cụ thể của khu vực.
Các xu hướng mới nổi như hệ thống thanh toán xuyên biên giới và sáng kiến ngân hàng mở đang phá vỡ các rào cản truyền thống, thúc đẩy kết nối và hiệu quả hơn trong bối cảnh tài chính châu Á.
Tuy nhiên, phát triển nhanh chóng đi kèm với những thách thức. Sự chuyển dịch sang thanh toán số hóa làm gia tăng mối lo ngại về an ninh mạng, gian lận và vấn đề tuân thủ quy định. Khi thị trường châu Á tăng trưởng, các nước trong khu vực này phải đối mặt với thách thức kép là bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, trong khi vẫn đảm bảo hội nhập tài chính và thu hẹp khoảng cách công nghệ giữa các nền kinh tế tiên tiến và đang phát triển.
Sau đây là 5 xu hướng chính đang thay đổi phương thức thanh toán ngày nay, đồng thời thúc đẩy mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái tài chính hiệu quả và mạnh mẽ hơn tại châu Á.
Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu về việc áp dụng thanh toán số
Việc áp dụng thanh toán số đang tăng vọt trên khắp châu Á, chủ yếu nhờ Đông Nam Á nổi lên là khu vực có nhiều người dùng ví điện tử nhất.
Tính đến tháng 6/2024, Trung Quốc vẫn duy trì vị trí dẫn đầu về việc áp dụng ví điện tử, với hơn 88% người dùng internet - khoảng 969 triệu cá nhân - tham gia thanh toán di động. Còn năm 2023, ví điện tử chiếm 82% chi tiêu thương mại điện tử của Trung Quốc và 66% giao dịch mua thực tế, tổng cộng khoảng 7,6 nghìn tỷ USD trong các giao dịch, theo báo cáo của CNBC.
Theo Báo cáo thanh toán toàn cầu năm 2024 của Worldpay, Alipay và WeChat Pay thống trị thị trường thanh toán số của Trung Quốc, trở thành thị trường ví điện tử lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trên toàn cầu.
Tại Đông Nam Á, các giao dịch thanh toán số dự kiến sẽ vượt quá 1 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Theo nghiên cứu của Bain & Company, Google và Temasek, 53% chuyên gia trong ngành tin rằng, các nền tảng công nghệ tiêu dùng, thay vì các công ty Fintech thuần túy, có nhiều khả năng thúc đẩy sự đột phá trong các dịch vụ tài chính.
Năm 2023, thanh toán bằng thẻ tín dụng chiếm 52,2% tổng số giao dịch không dùng tiền mặt tại Nhật Bản. Tuy nhiên, quốc gia này đã cho thấy sự phụ thuộc của người tiêu dùng vào thẻ tín dụng và tiền điện tử đã giảm dần, trong khi thanh toán bằng mã QR đã có sự tăng trưởng đáng kể.
Trong khi đó, tờ Economic Times đưa tin rằng, giao diện thanh toán hợp nhất (UPI) đã tạo điều kiện cho hơn 15.547 giao dịch trị giá 258,59 tỷ USD tại Ấn Độ trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11/2024. Vào năm 2025, UPI dự kiến sẽ trở thành mạng lưới phổ biến, biến các thiết bị được kết nối thành điểm cuối thanh toán tiềm năng thông qua các nền tảng nhắn tin như WhatsApp .
Thanh toán thời gian thực và xuyên biên giới châu Á - Thái Bình Dương
Thanh toán theo thời gian thực và xuyên biên giới đang trở nên phổ biến, nhờ sự hợp tác khu vực và những tiến bộ công nghệ. Ví dụ, Dự án Nexus của Singapore nhằm mục đích kết nối các hệ thống thanh toán theo thời gian thực trên toàn khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch xuyên biên giới liền mạch. Sáng kiến này chứng minh sự tập trung ngày càng tăng vào việc hợp tác khu vực trong lĩnh vực thanh toán.
Trong khi đó, các nỗ lực của doanh nghiệp, chẳng hạn như sáng kiến của Visa nhằm cho phép thanh toán mã QR xuyên biên giới, đang thúc đẩy hơn nữa việc áp dụng thanh toán xuyên biên giới theo thời gian thực.
Thanh toán theo thời gian thực đang tăng mạnh trên khắp châu Á - Thái Bình Dương, dự kiến sẽ tăng từ 49,2 tỷ vào năm 2022 lên 96,2 tỷ vào năm 2027. PayNow của Singapore và PromptPay của Thái Lan đã thiết lập liên kết xuyên biên giới thành công, trong khi tích hợp DuitNow của Malaysia và QRIS của Indonesia đã đi vào hoạt động trong vài năm nay.
Xu hướng này được thúc đẩy bởi sự hợp tác giữa các nước trong khu vực, đổi mới doanh nghiệp và tiến bộ công nghệ, tạo tiền đề cho một hệ sinh thái tài chính hiệu quả và kết nối chặt chẽ hơn.
Tài chính nhúng được coi là tương lai của công nghệ tài chính
Theo nghiên cứu của LexisNexis, thị trường thanh toán nhúng dự kiến sẽ đạt giá trị giao dịch toàn cầu là 2,5 nghìn tỷ USD vào năm 2028. Tại châu Á, việc áp dụng tài chính nhúng đang tạo ra cơ hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trung Quốc, quốc gia dẫn đầu toàn cầu về việc áp dụng ví điện tử, có thị trường tài chính nhúng tích hợp liền mạch các khoản thanh toán vào các ứng dụng dành cho người tiêu dùng ở quy mô lớn nhờ việc áp dụng ví điện tử rộng rãi. Các nền tảng như WeChat và Alipay cho phép người dùng thực hiện các giao dịch mua sắm hàng ngày, vận chuyển và thậm chí là dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách dễ dàng.
Giao diện thanh toán hợp nhất (UPI) của Ấn Độ là một "xương sống" khác của thanh toán nhúng. Tác động chuyển đổi của UPI nhấn mạnh tiềm năng của các hệ thống tài chính tích hợp.
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, với gần 300 triệu cá nhân và 50 triệu thương gia tại Ấn Độ dựa vào UPI để giao dịch, khiến phương thức thanh toán này được sử dụng rộng rãi nhất tại quốc gia này. Ảnh hưởng của nó hiện đã vượt ra ngoài biên giới Ấn Độ, với các quốc gia như Singapore và UAE áp dụng hệ thống này, đánh dấu sự hiện diện ngày càng tăng trên toàn cầu.
Tại Nhật Bản, trong khi tiền mặt vẫn được sử dụng rộng rãi, tài chính nhúng đang bắt đầu phát triển mạnh mẽ và dự kiến sẽ đạt 36,29 tỷ USD vào năm 2029, theo Business Wire. Rakuten cũng đã giới thiệu ví điện tử và hệ thống trao đổi của riêng mình tại đây, đưa tài chính nhúng lên một tầm cao mới bằng cách cho phép nạp tiền vào số dư Rakuten Cash thông qua Bitcoin và Ethereum.
LexisNexis cũng báo cáo rằng, thị trường tài chính nhúng toàn cầu dự kiến sẽ đạt 384,8 tỷ USD vào năm 2029, trong khi các ngân hàng truyền thống sẽ thu được thêm 92 tỷ USD doanh thu từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua tài chính nhúng vào năm 2025.
Những lợi ích chính của tài chính nhúng bao gồm: xử lý thanh toán nhanh hơn, cải thiện hiệu quả hoạt động, chi phí thấp hơn và sự hài lòng của khách hàng cao hơn, trở thành một đề xuất hấp dẫn cho cả doanh nghiệp tài chính và phi tài chính.
Khi châu Á tiếp tục dẫn đầu xu hướng thanh toán toàn cầu, tài chính nhúng đang mở ra những khả năng mới cho sự đổi mới, tính toàn diện và tăng trưởng, định vị khu vực này là tiên phong trong việc định hình tương lai của các dịch vụ tài chính.
Open Banking API đang định hình tương lai của thanh toán
Ngân hàng mở đang mở rộng nhanh chóng ở Đông Nam Á, mặc dù tiến độ khác nhau giữa các quốc gia. Xu hướng này đang thúc đẩy sự đổi mới và cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính.
Tại Singapore, API Exchange do chính phủ hậu thuẫn đang thúc đẩy chuẩn hóa API. Mặt khác, Standard National Open API (SNAP) của Indonesia được ra mắt để hỗ trợ sáng kiến Kế hoạch hệ thống thanh toán Indonesia (BSPI) 2025 của quốc gia này, với mục đích thúc đẩy hiệu quả cho các khoản thanh toán số của ngân hàng.
Tại Hồng Kông (Trung Quốc), HSBC đã giới thiệu tính năng ngân hàng mở đầu tiên trên ứng dụng HSBC HK, cho phép khách hàng của mình xem số dư tài khoản từ Ngân hàng này theo thời gian thực. Tính năng này được kích hoạt thông qua sáng kiến Chia sẻ dữ liệu tài khoản liên ngân hàng (IADS) của Cơ quan tiền tệ Hồng Kông.
Open Banking API có tiềm năng thúc đẩy thanh toán B2B trong khu vực. Theo đó, API có khả năng giải quyết sự phức tạp xung quanh các khoản phải trả, các khoản phải thu, quy trình phê duyệt..., cho phép các giao dịch giữa các doanh nghiệp hiệu quả và an toàn hơn.
Trong bối cảnh thanh toán B2B, API cho phép các tổ chức tài chính, bộ xử lý thanh toán và nền tảng phần mềm kinh doanh tích hợp liền mạch các khả năng thanh toán vào hệ thống hiện có. Bằng cách đơn giản hóa quy trình tích hợp, việc này làm giảm rào cản cho các doanh nghiệp áp dụng các giải pháp thanh toán B2B kỹ thuật số, cho phép chuyển đổi mượt mà hơn và khả năng truy cập cao hơn.
Sự phát triển này có thể sẽ có tác động đáng kể đến toàn bộ hệ sinh thái thanh toán ở châu Á.
Cần có các biện pháp an ninh mạng mạnh mẽ để chống lại tội phạm tài chính
Nền kinh tế số của Đông Nam Á đang trên đà vượt quá 300 tỷ USD về tổng khối lượng hàng hóa vào năm 2025, đặt ra những thách thức đáng kể về tội phạm tài chính, theo báo cáo của PwC. Những đơn vị mới tham gia dịch vụ tài chính phi ngân hàng thường thiếu cơ sở hạ tầng an ninh mạng mạnh mẽ cần thiết để chống lại các mối đe dọa mạng tinh vi.
Sự thiếu hụt này trở nên trầm trọng hơn do nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về việc thanh toán nhanh hơn, với số lần kiểm tra tối thiểu, làm tăng nguy cơ phạm tội tài chính. Việc áp dụng các công nghệ phòng ngừa như sinh trắc học và các giải pháp phân tích là điều cần thiết để bảo vệ toàn diện.
Mastercard đã nỗ lực tiến tới loại bỏ dần mật khẩu bằng mã thông báo và sinh trắc học vào năm 2030, trong khi xét về các quốc gia châu Á áp dụng nhận dạng kỹ thuật số, Singapore là quốc gia tiên phong với Singpass, sáng kiến quốc gia thông minh.
Sử dụng sinh trắc học, Singpass cho phép truy cập an toàn và thuận tiện vào hơn 800 cơ quan và doanh nghiệp chính phủ và hơn 2.700 dịch vụ. Trong khi đó, Malaysia đang có những bước tiến vững chắc với sáng kiến MyDigital ID, mở đường cho các giải pháp nhận dạng kỹ thuật số tiên tiến, bao gồm xác minh eKYC trong tương lai gần.
Đáng chú ý, trong khi Singapore và Malaysia được xếp hạng cao trên toàn cầu về an ninh mạng dựa trên Chỉ số an ninh mạng toàn cầu (GCI) năm 2020, các quốc gia Đông Nam Á khác như Myanmar, Lào và Campuchia lần lượt được xếp hạng 99, 131 và 132 trên tổng số 182 quốc gia, theo báo cáo của PwC.
Sự chênh lệch này cho thấy nhu cầu cấp thiết phải tăng cường an ninh mạng trên toàn khu vực. Việc triển khai ID kỹ thuật số và các cơ chế xác thực liên quan có thể đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại các hoạt động tội phạm.
Một cách tiếp cận thống nhất chống lại tội phạm tài chính là điều cần thiết và việc dựa vào ID kỹ thuật số xuyên biên giới có thể là chìa khóa để xóa bỏ gian lận ID tổng hợp. Việc chia sẻ thông tin nhiều hơn thông qua quan hệ đối tác có thể cho phép minh bạch tài chính và xây dựng khả năng phòng thủ mạnh mẽ hơn chống lại tội phạm tài chính.
Ranh giới tài chính kỹ thuật số của châu Á – Cơ hội và thách thức phía trước
Khi chúng ta hướng đến năm 2025 và xa hơn nữa, rõ ràng bối cảnh thanh toán của châu Á đang đi đầu trong đổi mới tài chính toàn cầu. Việc khu vực này áp dụng ví điện tử, thanh toán theo thời gian thực, dịch vụ BNPL, tiền điện tử, ngân hàng mở và các biện pháp an ninh mạng tiên tiến... đang tạo ra một hệ sinh thái tài chính năng động và kết nối.
Sự chuyển đổi này không chỉ là về sự tiện lợi; mà còn là về sự hòa nhập tài chính, tăng trưởng kinh tế và sự dẫn đầu về công nghệ. Tuy nhiên, với sự đổi mới lớn đi kèm trách nhiệm lớn. Khi những xu hướng này tăng tốc, các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng cần cùng nhau làm việc để đảm bảo rằng, cuộc cách mạng tài chính số này vẫn an toàn, hòa nhập và bền vững.
Những thách thức về an ninh mạng và tuân thủ quy định đang là hiện hữu, nhưng cơ hội tiếp cận tài chính và trao quyền kinh tế cũng vậy. Xu hướng thanh toán của châu Á vào năm 2025 vẽ nên bức tranh về một khu vực không chỉ thích ứng với tương lai mà còn tích cực định hình lĩnh vực tài chính.
Từ sự thống trị của Trung Quốc trong thanh toán số đến sự trỗi dậy của tiền điện tử ở Việt Nam và Indonesia, từ những đổi mới xuyên biên giới ở Singapore và Thái Lan đến sự bùng nổ BNPL trên khắp Đông Nam Á, khu vực này đang dẫn đầu cho sự đổi mới công nghệ tài chính toàn cầu.
Khi đó, cách chúng ta nghĩ và sử dụng tiền đang thay đổi và châu Á. Tương lai của thanh toán không chỉ là kỹ thuật số, mà còn là sự năng động, đa dạng và bền vững của châu Á.