Yếu tố nào khiến giới chức Trung Quốc bơm thêm 70 tỷ USD vào nền kinh tế?

Quyết định này có thể được dự báo trước khi mà vào đầu tuần, Quốc vụ viện Trung Quốc đã kêu gọi có thêm những nỗ lực nhằm củng cố cho quá trình phục hồi kinh tế.

Lần thứ 2 trong năm nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hạ tỷ lệ tiền mặt mà các ngân hàng cho vay cần phải nắm giữ, như vậy Trung Quốc tăng cường hỗ trợ cho nền kinh tế chịu tàn phá nặng nề bởi tình trạng lây nhiễm COVID-19 và sự đi xuống của thị trường bất động sản.

PBOC hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng với phần lớn các ngân hàng thêm 25 điểm cơ bản, theo tuyên bố chính thức của PBOC vào ngày thứ Sáu. Quy định mới nhất này có hiệu lực từ ngày 5/12/2022 và sẽ chính thức bơm thêm 500 tỷ nhân dân tệ tức khoảng 70 tỷ USD vào nền kinh tế.

Quyết định bơm thanh khoản mới nhất nhắm đến việc giữ thanh khoản ở mức tương đối và đồng thời tăng cường hỗ trợ cho nền kinh tế thật, đồng thời giúp đỡ cho các ngân hàng để họ có thể hỗ trợ cho các ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, PBOC ra tuyên bố riêng rẽ.

Đây là quyết định hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đầu tiên tính từ tháng 4/2022. Quyết định này có thể được dự báo trước khi mà vào đầu tuần, Quốc vụ viện Trung Quốc đã kêu gọi có thêm những nỗ lực nhằm củng cố cho quá trình phục hồi kinh tế. PBOC cũng đồng thời hạ lãi suất đến lần thứ 2 trong năm nay, động thái gần nhất là vào tháng 8/2022.

Động thái của PBOC cũng diễn ra sau khi gần đây chính phủ đã hành động nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế trong đó có việc đưa ra gói giải cứu cho lĩnh vực bất động sản và điều chỉnh một số biện pháp kiểm soát đại dịch COVID-19 nhằm làm giảm thiệt hại cho nền kinh tế.

Quảng cáo

Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức. Việc thị trường bất động sản hồi phục sẽ diễn ra chậm, cùng lúc đó, số lượng ca nhiễm COVID-19 tăng lên mức cao kỷ lục chính vì vậy nhiều thành phố như Bắc Kinh sẽ buộc phải hạn chế sự đi lại của người dân.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ đương đầu với quá trình mở cửa đất nước chậm và nhiều hậu quả tệ hại. Trong tuần này, Nomura Holdings đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2023 xuống 4%.

“Khi mà số lượng ca nhiễm COVID-19 tại Trung Quốc tăng cao khiến giới chức nhiều địa phương phải đưa ra các biện pháp hạn chế hoạt động đi lại của người dân và tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại, mọi chuyện sẽ không hề dễ dàng với nền kinh tế. Nếu xét đến triển vọng đó, chúng tôi tin rằng PBOC sẽ vẫn giữ chính sách nới lỏng dần dần trong năm 2023. Còn với triển vọng của năm sau, chúng tôi cho rằng PBOC sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm khoảng 50 điểm cơ bản. Đồng thời PBOC cũng có thể sẽ hạ lãi suất thêm khoảng 50 điểm cơ bản nữa. PBOC cũng có thể sẽ giảm quy mô kênh cho vay trung hạn”, chuyên gia thuộc Nomura Holdings nhấn mạnh.

Việc Trung Quốc vẫn tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trái ngược hoàn toàn với động thái từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và nhiều ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới trong năm nay đã nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát leo thang. Gần đây, quan chức thuộc Fed đã phát đi thông điệp rằng họ có thể hạ tốc độ nâng lãi suất, như đồng nhân dân tệ sẽ hạ bớt đà giảm giá.

Việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể coi như cách phù hợp để bơm thêm thanh khoản dài hạn vào các ngân hàng, cho phép họ cung cấp thêm khoản vay cho doanh nghiệp và người tiêu dung. Nó sẽ giúp tiết kiệm được ước tính khoảng 5,6 tỷ nhân dân tệ chi phí vốn vay mỗi năm cho các tổ chức tài chính được chấp thuận tham gia vào đợt bơm thanh khoản này.

Đồng thời nó khuyến khích việc tăng cường tín dụng cho các doanh nghiệp và người tiêu dung, chuyên gia kinh tế trưởng kiêm trưởng bộ phận nghiên cứu Trung Quốc đại lục tại công ty bất động sản Jones Lang LaSalle – ông Bruce Pang phân tích.

Việc bơm thêm thanh khoản vào các ngân hàng sẽ giúp làm giảm đi lãi vay trong trung hạn, ví như các khoản vay thời hạn 5 năm, loại khoản vay tham chiếu cho lãi suất thế chấp, chuyên gia kinh tế trưởng tại công ty chứng khoán Citic – ông Ming Ming phân tích.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro