Xuất nhập khẩu hàng hoá gần chạm mốc 440 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2024

Theo Tổng cục Thống kê, xuất nhập khẩu hàng hoá 7 tháng đầu năm 2024 đạt 439,88 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 14,08 tỷ USD.

Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 14,08 tỷ USD. Ảnh: Int

Theo báo cáo mới nhất Tổng cục Thống kê phát hành sáng 29/7, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2024 ước đạt 69,72 tỷ USD, tăng 8,7% so với tháng trước và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7/2024 ước đạt 35,92 tỷ USD, tăng 6,7% so với tháng trước và tăng 19,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung bảy tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 226,98 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.

Khu vực kinh tế trong nước chiếm 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu khi đạt giá trị xuất khẩu đến 63,08 tỷ USD, tăng 21,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 163,9 tỷ USD, tăng 13,8%, chiếm 72,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Đáng chú ý, có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (chiếm 91,9%) và 9 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD (chiếm 70,8%) trong 7 tháng năm 2024 , Trong đó, điện tử, máy tính và linh kiện có giá trị đứng đầu khi đạt 39,8 tỷ USD; tiếp đến là điện thoại và linh kiện với 32,4 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ PT khác có giá trị 27,6 tỷ USD...

9 mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao nhất 7 tháng năm 2024. Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu bảy tháng năm 2024, nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 199,94 tỷ USD, chiếm 88,1%; nhóm hàng nông sản, lâm sản ước đạt 19,27 tỷ USD, chiếm 8,5%; nhóm hàng thủy sản ước đạt 5,29 tỷ USD, chiếm 2,3%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 2,48 tỷ USD, chiếm 1,1%.

Quảng cáo

 

 

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2024 ước đạt 33,8 tỷ USD, tăng 11% so với tháng trước và tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung bảy tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 212,9 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 78 tỷ USD, tăng 21,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 134,9 tỷ USD, tăng 16,9%.

Cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu bảy tháng tập trung mạnh vào nhóm hàng tư liệu sản xuất, ước đạt 199,88 tỷ USD, chiếm 93,9%.

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa bảy tháng năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 66,1 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 79,2 tỷ USD.

Như vậy, tính chung bảy tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 439,88 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 15,7%; nhập khẩu tăng 18,5%.

Cán cân thương mại hàng hóa tháng 7 ước tính xuất siêu 2,12 tỷ USD. Tính chung bảy tháng năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 14,08 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 16,5 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 14,92 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 29 tỷ USD.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Niềm tin thương hiệu quốc gia thúc đẩy hợp tác quốc tế

Thương hiệu quốc gia nhất quán có thể trở thành tiền đề thúc đẩy sự hợp tác quốc tế. Năm 2023, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 498,13 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2022 và liên tục tăng trưởng 2 con số trong 5 năm qua. Đây là lợi thế rất lớn đối với việc phát triển thương hiệu quốc gia.

Xuất khẩu rau quả sang các thị trường chủ lực tăng trưởng rất tốt Để tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả, cần chú trọng thị trường gần 1,4 tỷ dân Trung Quốc Kim ngạch xuất khẩu rau quả 9 tháng bằng xấp xỉ cả năm 2023

Tỉnh Gyeongsangbuk (Hàn Quốc) muốn trở thành “anh em” với TP. Hồ Chí Minh

Mối quan hệ giữa tỉnh Gyeongsangbuk và TP. Hồ Chí Minh đang ở cấp độ Thành phố Hữu nghị. Trong tương lai không xa, tỉnh Gyeongsangbuk mong muốn nâng mối quan hệ này lên mức “Thành phố anh em” - cấp độ cao nhất trong thang hợp tác quốc tế của các tỉnh ở Hàn Quốc.

PV Power ước lãi 833 tỷ đồng sau 9 tháng

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 31-33 thế giới về quy mô GDP ngay năm sau

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ mục tiêu năm 2025, tăng trưởng GDP của Việt Nam khoảng 6,5-7% và phấn đấu đạt tăng trưởng cao hơn (7-7,5%).

Trung Quốc đầu tư đường sắt cao tốc khi GDP bình quân là 1.753 USD, Indonesia là 3.322 USD, Việt Nam thì sao? GDP quý III/2024 vượt dự báo, ước tăng 7,4%

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam 67 tỷ USD

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục

Vì sao suất đầu tư lên tới 1.000 tỷ đồng/km cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam?

Du khách Trung Quốc đến Nhật Bản tăng vọt trong dịp nghỉ lễ tháng 10/2024

Số lượt đặt chỗ hãng hàng không Japan Airlines (JAL) của du khách Trung Quốc trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 1 tuần của nước này đã phục hồi lên mức cao nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Tăng sức hút du khách quốc tế bằng ẩm thực và văn hóa Việt Nam Trung Quốc tạo thuận lợi tối đa cho du khách nước ngoài thanh toán điện tử