Xuất khẩu dầu của Nga giảm mạnh sau lệnh áp giá trần của phương Tây

Ngành xuất khẩu dầu thô của Nga đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi các lệnh trừng phạt mới và mức trần giá 60 USD/thùng do Liên minh châu Âu (EU), Australia và Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) áp đặt có hiệu lực từ ngày 5/12.

Tạp chí Phố Wall đưa tin ngày 7/12, báo cáo của hai nhà theo dõi dữ liệu xuất khẩu dầu thô của Nga đều cho thấy sự sụt giảm lớn, mặc dù mức độ là khác nhau.

Theo hãng phân tích thị trường hàng hóa Kpler, hoạt động xuất khẩu dầu bằng đường biển của Nga đã giảm gần 500.000 thùng/ngày vào hôm 6/12, tương đương với mức giảm 16% so với trung bình 3,08 triệu thùng/ngày trong tháng 11.

Trong khi đó, trang TankerTrackers.com, chuyên theo dõi các tàu biển qua tín hiệu và hình ảnh vệ tinh, báo cáo rằng sản lượng xuất khẩu dầu thô của Nga đã giảm gần 50%. Phần sụt giảm mạnh nhất là các chuyến hàng được chuyển qua những bến cảng ở Biển Đen và Biển Baltic.

Quảng cáo

Theo ông Samir Madani, nhà đồng sáng lập TankerTrackers.com, đó là sự sụt giảm đáng kể, chứ không phải là một cú dao động nhẹ. “Có thể thấy rõ hai khu vực bị sụt giảm mạnh nhất là ở Biển Đen và Biển Baltic. Các khu vực Thái Bình Dương và Bắc Cực vẫn chưa bị ảnh hưởng, ít nhất là vào lúc này”, chuyên gia trên lưu ý.

Không chỉ có vậy, một số nhà phân tích tại công ty dịch vụ tài chính StanChart đã đưa ra dự đoán rằng sản lượng dầu thô của Nga sẽ giảm mạnh trong năm tới. Bởi lẽ, liệu Nga có thể vận chuyển dầu tới những khách hàng chính của mình mà không cần sử dụng các dịch vụ của Liên minh châu Âu (EU) hoặc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) hay không.

Theo StanChart, kể từ khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2, Nga đã âm thầm gây dựng được một đội tàu chở dầu đủ lớn để có thể vận chuyển hầu hết khối lượng hàng hóa cần thiết.

Tuy nhiên, các nhà phân tích lo ngại vấn đề dịch vụ bảo hiểm sẽ gây ra các thách thức nghiêm trọng đối với hoạt động chở dầu của Nga. Trước tình hình trên, giới phân tích dự đoán rằng sản lượng dầu thô của Nga có khả năng giảm 1,44 triệu thùng/ngày vào năm 2023, do thiếu trang thiết bị chất lượng cao cũng như thiếu khả năng tiếp cận với các công ty dịch vụ quốc tế.

Đáng chú ý, dòng chảy dầu thô trên thế giới cũng đang bị mắc kẹt tại Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ do tranh chấp giữa các công ty bảo hiểm hàng hải và chính quyền địa phương liên quan đến lệnh trừng phạt và quy định về giới hạn giá mới.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng

Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.

Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên Giá dầu tăng 1,5% khi Mỹ-Trung Quốc dịu bớt căng thẳng thuế quan

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng