Vượt xa dự kiến, ngành du lịch kỳ vọng sớm đón vị khách nội địa thứ 100 triệu

Trước đó, ngành du lịch Việt Nam chỉ kỳ vọng đón khoảng 60 triệu lượt khách nội địa trong năm 2022.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, trong tháng 11 vừa qua, cả nước đón khoảng 4,5 triệu lượt khách nội địa, nâng tổng số khách trong nước trong 11 tháng qua lên khoảng 96,3 triệu lượt, nhiều hơn đến 11,3 triệu lượt so với kết quả từng được cho là kỷ lục của năm trước đại dịch 2019.

Cũng theo số liệu của Tổng cục Du lịch, trong số 4,5 triệu lượt khách đi du lịch trong tháng 11 có khoảng 3 triệu lượt khách có lưu trú. Tính chung 11 tháng đầu năm nay, tổng số khách nội địa đạt khoảng 96,3 triệu lượt.

Lượng khách trong nước đã tăng trưởng rất tốt trong năm nay. Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm, lượng khách mà ngành du lịch phục vụ lần lượt là 8, 9,6 và 8,5 triệu lượt mỗi tháng. Từ tháng Tư đến tháng Bảy, lượng khách tăng rất cao, lần lượt là 10,5, 12, 12,2 và 11 triệu lượt mỗi tháng. Từ tháng Tám đến tháng 11, lượng khách giảm dần, lần lượt là 8, 7, 5 và 4,5 triệu lượt mỗi tháng.

Với sự tăng trưởng này, cơ quan quản lý du lịch kỳ vọng sẽ sớm đón vị khách nội địa thứ 100 triệu trong năm nay. Trước đó, ngành du lịch chỉ kỳ vọng đón khoảng 60 triệu lượt khách nội địa trong năm 2022.

Trong khi thị trường nội địa tăng trưởng tốt thì mảng quốc tế vẫn đang rất khó khăn. Trong 11 tháng, cả nước chỉ đón hơn 2,95 triệu lượt khách quốc tế, rất ít ỏi so với con số hơn 18 triệu lượt vào năm 2019.

Tuy nhiên, nhờ lượng khách nội địa tăng cao nên tổng thu từ khách du lịch trong 11 tháng qua vẫn đạt khoảng 456,7 nghìn tỉ đồng, tương đương 70% so với cùng kỳ năm 2019.

Sự tăng trưởng của thị trường du lịch nội địa sau dịch COVID-19 là một điểm sáng của toàn ngành, khẳng định vai trò của thị trường này đối với sự phát triển chung của du lịch trong bối cảnh du lịch quốc tế còn gặp nhiều khó khăn trên toàn cầu. Điều đó đòi hỏi ngành du lịch cần quan tâm nhiều hơn đến thị trường này, phát triển đồng đều giữa du lịch nội địa và du lịch quốc tế.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Trên thực tế nhà ở riêng lẻ và chung cư trong khu vực trung tâm đều không còn nguồn hàng. (Ảnh: MarketTimes).

Bất động sản riêng lẻ và đất nền có thật sự tồn kho?

Bộ Xây dựng công bố lượng tồn kho tại các dự án trong quý I năm nay chủ yếu ở phân khúc bất động sản nhà ở riêng lẻ và đất nền. Tuy nhiên, một số đơn vị nghiên cứu cho rằng đất nền và nhà ở riêng lẻ đã trở lại sôi động hơn so với quý 4/2023.

Chat với BizLIVE