Vốn khởi nghiệp châu Âu sụt giảm nghiêm trọng trong khó khăn chung của ngành công nghệ

Nguyên nhân chính khiến tình trạng vốn đầu tư mạo hiểm sụt giảm chính là sự rút đi của nhà đầu tư Mỹ.

Đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp của châu Âu được dự báo sẽ giảm ước tính khoảng 39% trong năm nay, theo số liệu từ công ty đầu tư mạo hiểm Atomico. Tình trạng khó khăn trong ngành công nghệ toàn cầu tiếp diễn, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

Nguồn vốn dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp của châu Âu được dự báo sẽ giảm từ mức 83 tỷ USD vào năm 2022 xuống còn 51 tỷ USD vào năm 2023, theo công bố của Atomico.

Nguyên nhân chính khiến tình trạng vốn đầu tư mạo hiểm sụt giảm chính là sự rút đi của nhà đầu tư Mỹ. Các quỹ của Mỹ vốn từng được coi như có vai trò rất quan trọng trong hoạt động cấp vốn đầu tư mạo hiểm vào châu Âu, vài quỹ đầu tư mạo hiểm tại Mỹ cũng đã mở văn phỏng tại London nhằm huy động đầu tư trong khu vực.

Việc vốn đầu tư mạo hiểm tại châu Âu giảm đi diễn ra sau một năm vô cùng khó khăn của ngành công nghệ trong năm ngoái. Đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp ngành công nghệ tại châu Âu giảm 22% xuống 83 tỷ USD trong năm 2022 từ mức 106 tỷ USD của năm 2021, Atomico cho hay.

Atomico cho hay có những dấu hiệu cho thấy sự vững vàng trong ngành công nghệ châu Âu, trong đó phải kể đến việc giá trị vốn hóa thị trường nói chung của một số doanh nghiệp đại chúng và doanh nghiệp tư nhân chạm ngưỡng 3 nghìn tỷ USD từng được thiết lập vào năm 2021.

Trong khi đó, nguồn vốn vào các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường giảm thấp hơn so với các doanh nghiệp đã vào thị trường từ trước đó, theo Atomico.

Quảng cáo

Các doanh nghiệp ngành công nghệ đã chịu nhiều áp lực trong khoảng hơn một năm vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã phải cố gắng ưu tiên kiếm lợi nhuận hơn tăng trưởng bằng mọi giá bởi nhiều nhà đầu tư đánh giá lại lĩnh vực này.

Cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp công nghệ từng được định giá cao chịu nhiều sức ép bởi các yếu tố toàn cầu, trong đó phải kể đến việc căng thẳng Nga – Ukraine leo thang và chính sách tiền tệ thắt chặt.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và một số ngân hàng trung ương khác đã nâng lãi suất và rồi lại hãm phan nhằm ngăn lạm phát leo thang. Thực tế này khiến cho nhà đầu tư buộc phải đánh giá lại trạng thái của họ với các doanh nghiệp công nghệ đang thua lỗ, giá trị của các doanh nghiệp này thay đổi phụ thuộc vào kỳ vọng tương lai của dòng tiền.

Trong năm ngoái, giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp có những sự điều chỉnh.

Tình trạng sa thải ám ảnh ngành công nghệ. Trong quý 1/2023, có đến 11.100 người lao động bị sa thải tại châu Âu, theo tính toán của Atomico, con số này tương đương khoảng 6% tổng nhân lực bị sa thải trong ngành công nghệ toàn cầu. Ước tính đến 185.000 người lao động đã bị sa thải trong năm nay.

Chuyên gia tại Atomico, ông Tom Wehmeier, nhận xét: “Hiện vẫn còn quá sớm để có thể khẳng định liệu mọi thứ đã lập đỉnh. Chúng tôi cho rằng sẽ có những đợt sa thải mạnh tay trong năm 2023 và sau đó nữa, đó luôn là một phần của chu kỳ thị trường”.

Cùng lúc đó, thêm nhiều doanh nghiệp mới hiện đang được thành lập bởi những nhóm cựu chuyên gia công nghệ. Ước tính 1.406 nhà sáng lập mới của các doanh nghiệp công nghệ đến từ những doanh nghiệp được thành lập trong thập niên 2000.

Chuyên gia tại Atomico, bà Sarah Guemouri, khẳng định hiện còn quá sớm để quyết định liệu việc sa thải hàng loạt trong năm vừa qua có gây ảnh hưởng đến chu kỳ tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?