Tuyên bố đáp trả mạnh tay với cơ chế giá trần nhưng Nga đang bị phụ thuộc vào châu Âu trong cuộc chiến dầu thô

Việc áp giá trần của châu Âu đối với dầu thô Nga dù còn gây ra nhiều tranh cãi về tính hiệu quả, tuy nhiên Nga vẫn đang phải phụ thuộc vào châu Âu trên thị trường hàng hoá quan trọng này.

Phụ thuộc vào bảo hiểm hàng hải từ châu Âu

Số liệu chỉ ra rằng, 1/4 các lô hàng dầu thô của Nga trong tháng 12 phải sử dụng bảo hiểm từ phương Tây. Phát hiện được đưa ra khi ông Putin tuyên bố rằng việc bán dầu tuân theo giá trần của G7 sẽ bị cấm từ ngày 1 tháng 2 tới đây.

Mặc dù cấm vận dầu Nga nhưng các công ty bảo hiểm phương Tây đang “nắm đằng chuôi” khi đã bảo lãnh cho các chuyến hàng dầu thô của Nga đến Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ trong suốt tháng 12.

Khoảng một phần tư các chuyến hàng dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga kể từ ngày 5 tháng 12, khi các lệnh hạn chế bắt đầu, được bảo hiểm bởi các công ty phương Tây, theo phân tích của Financial Times về hồ sơ vận chuyển và bảo hiểm.

Dữ liệu mới được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh cấm bán dầu cho những người mua tuân thủ giá trần từ ngày 1/2.

Dưới mức giới hạn, những người mua dầu thô của Nga bên ngoài EU vẫn có thể tiếp cận các dịch vụ của phương Tây như bảo hiểm và môi giới, vốn là nền tảng của thương mại dầu mỏ toàn cầu bằng đường biển, nếu họ chứng thực rằng họ đã trả ít hơn 60 USD/thùng.

Dầu Urals của Nga, được bán với giá thấp hơn so với dầu thô Brent kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra vào hồi cuối tháng 2 đã được giao dịch dưới 60 USD/thùng. Tuy nhiên, Moscow đã nhiều lần tuyên bố sẽ chặn việc bán hàng nếu người mua tuân thủ giới hạn.

3b-1264.png Ảnh: FT

Sắc lệnh mới của Nga, có hiệu lực vào tháng 2 và sẽ có hiệu lực trong 5 tháng, tuyên bố rằng Điện Kremlin sẽ cấm bán dầu thô và các sản phẩm liên quan đến dầu thô của nước này theo các hợp đồng trực tiếp hoặc gián tiếp tuân thủ theo cơ chế trần giá.

Tuy nhiên, họ cũng có thể đưa ra những trường hợp ngoại lệ để một số giao dịch mua dưới giới hạn được tiếp tục - một từ ngữ có khả năng mở đường cho Nga tiếp tục bán dầu thô cho các nhà sản xuất ở các thị trường như Ấn Độ và Trung Quốc.

Cuộc đối đầu chưa có hồi kết

Quảng cáo

Ít nhất 18 chuyến hàng dầu thô của Nga đã được chất lên các tàu chở dầu được bảo hiểm phương Tây kể từ khi giá trần bắt đầu vào ngày 5 tháng 12, theo phân tích dữ liệu của từ Kpler - công ty phân tích và dữ liệu vận chuyển hàng hóa.

Điều đó đại diện cho khoảng một phần tư trong số 63 tàu, được xác định bởi Kpler chở dầu thô của Nga trong khoảng thời gian từ ngày 5 tháng 12 đến ngày 25 tháng 12.

Dữ liệu cho thấy ít nhất 9 trong số các tàu này dự định đến Ấn Độ, 6 chiếc hướng đến Trung Quốc và một chiếc đến Thổ Nhĩ Kỳ. FT đã xác minh rằng mỗi tàu đều có bảo hiểm hiện tại từ một công ty bảo hiểm phương Tây.

Bốn tàu nữa chở dầu thô của Nga được bảo hiểm bởi các công ty phương Tây đã đến Bulgari. Bulgaria được miễn trừ khỏi lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga cho đến cuối năm 2024 của EU do sự phụ thuộc của các nhà máy lọc dầu của họ vào dầu thô của Nga.

Trong ba tuần đầu tiên của tháng 12, Nga đã xuất khẩu khoảng 50 triệu thùng dầu thô của mình qua đường biển, giảm so với 67 triệu thùng trong cùng kỳ tháng 11.

Matthew Wright, một nhà phân tích tại Kpler, cho biết sự sụt giảm này là do xuất khẩu từ phía đông Siberia bị tác động do điều kiện thời tiết và sự gia tăng hoạt động lọc dầu ở Nga, khiến cho sản lượng xuất khẩu dầu thô bị sụt giảm.

aavv-4421.png

Ảnh:FT

Mặc dù cơ chế giá trần cho phép các công ty phương Tây tiếp tục bảo hiểm cho những lô hàng như vậy nhưng các chủ hàng đã trở nên khó khăn hơn trong việc mua một số loại bảo hiểm.

Các công ty bảo hiểm bồi thường và bảo vệ toàn cầu đã ban hành các sửa đổi vào ngày 23 tháng 12 đối với một số chính sách nhất định, bao gồm bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của người thuê tàu và loại trừ việc bảo hiểm cho các tổn thất đến từ xung đột hoặc bất kỳ sự mở rộng nào của chính sách đó.

Các công ty bảo hiểm bao gồm cả American Club đã trích dẫn một động thái từ các công ty tái bảo hiểm của chính họ nhằm hạn chế sự tiếp xúc của họ với cuộc xung đột ở Ukraine. Họ né tránh bằng cách không còn cung cấp một số bảo hiểm nhất định kể từ ngày 1/1/2023.

Một nhân vật cấp cao trên thị trường cho biết yêu cầu loại trừ bảo hiểm các vấn đề liên quan đến Ukraine được viết rộng rãi theo yêu cầu của các công ty tái bảo hiểm đang gây ra những vấn đề lớn cho các công ty đang cố gắng bảo hiểm tài sản trong khu vực.

Điều này cũng có thể gây ra những phức tạp cho việc vận chuyển dầu của Kazakhstan. Cảng CPC vận chuyển dầu từ Kazakhstan không giáp biển đến cảng Novorossiysk của Nga để vận chuyển qua Biển Đen. Kể từ ngày 5 tháng 12, dữ liệu của Kpler cho thấy cảng CPC đã tiếp nhận 38 tàu, tất cả đều có bảo hiểm phương Tây.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Trung Quốc giảm lãi suất cho vay lần đầu tiên trong 7 tháng

Trung Quốc ngày 20/5 đã cắt giảm 10 điểm cơ bản đối với các lãi suất cho vay chủ chốt, trong bối cảnh đồng NDT mạnh hơn và căng thẳng thương mại dịu bớt tạo điều kiện nới lỏng tiền tệ.

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump Tín dụng khởi sắc, lãi suất huy động có thể tăng dần về cuối năm

Nhật Bản: Goldman Sachs dẫn đầu khối ngân hàng ngoại sau nhiều biến động

Mặc dù lợi nhuận giảm, chi nhánh Nhật Bản của Goldman Sachs vẫn là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong số các ngân hàng nước ngoài chốt sổ vào tháng 12/2024.

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu do lo ngại tăng trưởng kinh tế Mỹ

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp cho dù tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm của Mỹ do lo ngại về gánh nặng nợ công lớn.

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Trong phiên giao dịch 19/5, thị trường chứng khoán châu Á đi xuống, khi các dữ liệu kinh tế của Trung Quốc cho thấy nền kinh tế trong nước vẫng đang gặp khó khăn

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4

Mỹ tuyên bố 'cứng', doạ áp mức thuế tối đa với các quốc gia không “thiện chí” đàm phán thương mại

Theo Financial Times, chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế tối đa đã từng đe dọa trước đó đối với các quốc gia không đàm phán “một cách thiện chí”.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Mỹ sẽ thông báo mức thuế mới cho nhiều đối tác trong 2-3 tuần tới

Tổng thống Mỹ yêu cầu Walmart "gánh chịu thuế quan" thay vì tăng giá

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Walmart nên "gánh chịu thuế quan", thay vì đổ lỗi cho các loại thuế chính quyền của ông áp đặt lên hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân khiến nhà bán lẻ này tăng giá.

Chủ tịch FED bác bỏ khả năng cắt giảm lãi suất sớm để giảm tác động của thuế quan Mỹ thu về 500 triệu USD mỗi ngày từ thuế quan, đạt 16 tỷ USD riêng trong tháng 4/2025