Trung Quốc sẽ xuất khẩu giảm phát ra toàn thế giới?

Giá cả tại các nhà máy sản xuất của Trung Quốc tháng 5/2023 hạ mạnh nhất trong 7 năm, chỉ số giá tiêu dùng Trung Quốc trong khi đó không có nhiều thay đổi.

Khi mà các ngân hàng trung ương tại phương Tây không ngừng nâng lãi suất trong nỗ lực để kiềm chế lạm phát cao, Trung Quốc trong khi đó lại đang đương đầu với vấn đề trái ngược: giảm phát, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Giá cả tại các nhà máy sản xuất của Trung Quốc tháng 5/2023 hạ mạnh nhất trong 7 năm, chỉ số giá tiêu dùng Trung Quốc trong khi đó không có nhiều thay đổi. Đây là những thách thức mới nhất mà nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới phải đương đầu.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc áp lực lạm phát tại Trung Quốc hạ nhiệt đồng nghĩa Trung Quốc có thể rơi vào giảm phát, đó là vòng xoáy giá cả không ngừng giảm, kịch bản này chỉ có thể ngăn được trừ khi kinh tế bất ngờ tăng trưởng mạnh trở lại.

Giảm phát dai dẳng thường ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và thường khó tránh được. Dù rằng không hẳn sẽ xảy ra kịch bản giá cả giảm không ngừng, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ cần phải hành động mạnh tay hơn để ngăn rủi ro này và giúp nền kinh tế tăng trưởng trở lại, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế. Giới chức Trung Quốc cần tính đến hạ giá đồng tiền hoặc cung cấp các chương trình hỗ trợ tiền mặt cho hộ gia đình

Chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách Trung Quốc tại Nomura Holdings ở Hồng Kông, ông Ting Lu, trong nghiên cứu gửi khách hàng vào ngày thứ Sáu công bố ông dự báo các ngân hàng địa phương sẽ hạ lãi suất cho vay ngay từ tuần sau.

Trong nghiên cứu công bố vào ngày thứ Tư bởi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) sau khi số liệu lạm phát tháng được công bố, thống đốc PBOC – ông Dịch Cương cho biết ông tin lạm phát chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng trong nửa sau của năm và ước tính khoảng 1% trong tháng 12/2022. Ông nói PBOC sẽ sử dụng mọi công cụ cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế và khuyến khích tạo việc làm.

Quảng cáo

Việc giá cả tại Trung Quốc giảm không hẳn là tin xấu cho kinh tế toàn cầu, bởi chi phí nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc giảm cũng sẽ giúp kéo lạm phát tại nhiều nền kinh tế khác hiện đang ở ngưỡng cao nhất trong nhiều năm.

“Nhìn từ góc độ nào đó, Trung Quốc hiện đang xuất khẩu giảm phát ra toàn thế giới”, chuyên gia kinh tế châu Á cao cấp tại Union Bancaire Privée ở Hồng Kông – ông Carlos Casanova nhận xét. Thực tế lạm phát tại Trung Quốc đang giảm sẽ giúp hạ áp lực lạm phát mà Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) và nhiều ngân hàng trung ương lớn của thế giới đang đương đầu.

Chỉ số giá sản xuất tại Trung Quốc, chi phí mà các doanh nghiệp chi trả tại các nhà máy, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm trước, ngưỡng thấp nhất tính từ đầu năm 2016 và là tháng giảm thứ 8 liên tiếp.

Cơ quan Thống kê Trung Quốc công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng chỉ 0,2% trong ngày thứ Sáu, cao hơn chút so với mốc 0,1% theo khảo sát vào tháng 4/2023, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức 3% theo mục tiêu của chính phủ và ngân hàng trung ương.

Tại Mỹ, lạm phát giá cả tiêu dùng tháng 4/2023 hạ nhiệt xuống còn 4,9%, tuy nhiên vẫn cao hơn gấp đôi mức mục tiêu 2% của Fed. Trong khu vực 20 nước sử dụng đồng euro, lạm phát thường niên tháng 5/2023 là 6,1%.

Xuất khẩu Trung Quốc tháng 5/2023 giảm so với cùng kỳ năm trước và như vậy ghi nhận mức giảm theo năm đầu tiên trong 3 tháng. Kết quả các cuộc khảo sát cho thấy hoạt động của các nhà máy trong tháng 5/2023 giảm, lĩnh vực dịch vụ hạ nhiệt. Khoảng hơn 20% thanh niên Trung Quốc thất nghiệp.

Phần lớn các chuyên gia kinh tế tin rằng Trung Quốc sẽ vượt hoặc ít nhất sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 5% trở lên trong năm nay bởi xét đến hiệu ứng nền thấp của năm 2022 khi mà các biện pháp phong tỏa tại các thành phố lớn gây tổn hại đến hoạt động kinh tế các thành phố.

Chuyên gia kinh tế chuyên Trung Quốc tại Capital Economics, bà Zichun Huang, cho biết bà không tin Trung Quốc sẽ trải qua giảm phát diện rộng và tin rằng tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng lên trong những tháng tới nhờ vào sự hỗ trợ của các nhà hoạch định chính sách kinh tế cũng như thị trường lao động cải thiện.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?