Trung Quốc chuyển hướng khỏi thị trường nông sản Mỹ

Trung Quốc đã giảm mua hàng Mỹ và mua thêm ngũ cốc từ Brazil, Argentina, Ukraine và Australia, ngay cả khi nước này tăng cường sản xuất trong nước.

093111-san-luong-ngu-coc-toan-cau-nam-2024-du-kien-dat-muc-cao-ky-luc.jpg
Thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông. Ảnh: THX/TTXVN

Nguy cơ căng thẳng thương mại leo thang đang hiện hữu đối với Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu nông sản hàng đầu thế giới, khi ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đề xuất mức thuế lên đến 60% đối với hàng hóa từ nước này để thúc đẩy sản xuất nội địa.

Đối thủ của ông Trump là bà Kamala Harris thuộc đảng Dân chủ cũng có kế hoạch áp dụng các biện pháp thương mại cứng rắn đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Kể từ khi ông Trump nắm quyền tại Nhà Trắng, Trung Quốc đã cắt giảm mạnh sự phụ thuộc vào hàng nông sản Mỹ trong nỗ lực củng cố an ninh quốc gia, bao gồm khả năng tự cung tự cấp lương thực. Sự chuyển hướng này bắt đầu từ năm 2018, khi Trung Quốc áp thuế 25% đối với đậu tương, thịt bò, thịt lợn, lúa mỳ, ngô và cao lương nhập khẩu từ Mỹ để trả đũa các mức thuế mà chính quyền ông Trump áp đặt đối với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

Động thái này đã dẫn đến sự thay đổi trong dòng chảy thương mại nông sản toàn cầu, bất chấp việc ông Trump và Phó Thủ tướng Trung Quốc lúc bấy giờ là ông Lưu Hạc đã ký một hiệp định vào tháng 1/2020, theo đó Trung Quốc cam kết tăng cường mua hàng hóa và dịch vụ của Mỹ, bao gồm cả nông sản.

Quảng cáo

Trung Quốc đã giảm mua hàng Mỹ và mua thêm ngũ cốc từ Brazil, Argentina, Ukraine và Australia, ngay cả khi nước này tăng cường sản xuất trong nước.

Năm nay, tỷ lệ nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc từ Mỹ đã giảm xuống còn 18%, từ mức 40% vào năm 2016, trong khi tỷ lệ nhập khẩu từ Brazil đã tăng lên 76% từ 46%, theo dữ liệu hải quan Trung Quốc.

Đối với ngô, Brazil đã vượt qua Mỹ trở thành nhà cung cấp hàng đầu cho Trung Quốc vào năm 2023, chỉ một năm sau khi nước này phê duyệt việc mua hàng từ cường quốc nông nghiệp Nam Mỹ.

Trước những lo ngại về căng thẳng leo thang sau bầu cử, người mua Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu nông sản, bao gồm cả đậu tương và ngô của Mỹ, các thương nhân và nhà phân tích cho biết. Theo đó, nhập khẩu đậu tương, chủ yếu được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, đã tăng 8% trong 9 tháng của năm 2024.

"Trung Quốc đã thực hiện dự trữ tốt đối với hầu hết các nhu cầu của họ", một thương nhân tại một công ty thương mại quốc tế ở Singapore (Xin-ga-po) cho biết. Theo thương nhân này, "sẽ không có bất kỳ cú sốc cung nào ngay lập tức và điều đó sẽ cho Trung Quốc thời gian để lên kế hoạch và chuyển hướng mua hàng".

Các cuộc thăm dò cho thấy bà Harris và ông Trump đang ngang tài ngang sức trong cuộc đua vào Nhà Trắng, mặc dù ông Trump dẫn đầu ở hầu hết các bang trọng điểm về nông nghiệp. Tuy nhiên, có một sự thật là cuộc chiến thương mại lần trước là một đòn giáng vào nông dân Mỹ và đã khiến chính quyền của ông Trump phải bồi thường khoảng 23 tỷ USD, theo Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ.

Khoảng một nửa sản lượng đậu tương của Mỹ, mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Mỹ sang Trung Quốc, được vận chuyển đến nước này, chiếm 15,2 tỷ USD thương mại vào năm 2023, theo Cục Điều tra Dân số Mỹ. Giá trị thương mại xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn ổn định nhưng khối lượng lô hàng đang giảm.

Trong khi đó, giá đậu tương và ngô được giao dịch gần mức thấp nhất của bốn năm giữa bối cảnh nguồn cung thế giới dồi dào, làm dấy lên lo ngại trong giới nông dân Mỹ. "Chúng tôi rất lo lắng. Chúng tôi không phải là nước sản xuất đậu tương duy nhất trên thế giới. Nam Mỹ đang sản xuất rất nhiều đậu tương", một nông dân trồng đậu tương ở miền bắc Illinois cho biết. "Nếu áp đặt thêm thuế quan, điều đó sẽ rất bất lợi cho tình hình của chúng tôi", người nông dân này nói.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

Giá lúa mỳ tại Ấn Độ tăng cao kỷ lục do nhu cầu tăng mạnh

Các thương nhân Ấn Độ dự đoán giá lúa mỳ có thể còn tăng thêm vì lúa mỳ trong vụ mùa mới dự kiến sẽ không được đưa ra thị trường cho đến tháng 3 năm 2025.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của các nước khiến giá lúa, gạo tăng “thẳng đứng” Giá lúa gạo ở miền Tây tăng mạnh ngay sau Tết Nguyên Đán là “sốt ảo” hay nhu cầu thật?

Giá gạo châu Á đồng loạt giảm mạnh

Giá gạo trên khắp các trung tâm lúa gạo lớn của châu Á tuần này đều giảm sau khi Ấn Độ liên tục bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với các loại gạo. So với cách đây một tháng, giá gạo xuất khẩu của các nước châu Á đã giảm khoảng 10%.

Giá gạo Ấn Độ neo gần mức thấp nhất một năm Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo đồ, giá gạo thế giới có thể giảm thêm nữa

Tỷ lệ xuất khẩu gạo giảm ở các trung tâm lớn châu Á

Sau khi Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với gạo và làm dấy lên lo ngại về tình trạng dư cung trên thị trường, tỷ lệ xuất khẩu gạo đã giảm tại các trung tâm lớn của châu Á.

Xuất khẩu gạo của Thái Lan năm nay dự kiến cao hơn năm ngoái Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo đồ, giá gạo thế giới có thể giảm thêm nữa