Trung Quốc chạy đua cấp phép, bỏ trần sở hữu hoàn toàn với doanh nghiệp tài chính ngoại

Quá trình đẩy mạnh cấp phép hoạt động cho các doanh nghiệp và chuyên gia quản lý quỹ nước ngoài bắt đầu được khởi động từ Đại hội Đảng Trung Quốc lần thứ 20 vào tháng 10/2022.

Giới chức Trung Quốc trong thời gian gần đây đã chạy đua cấp phép cho hàng loạt doanh nghiệp tài chính nước ngoài đang cố gắng muốn tăng cường sự hiện diện tại nước này bởi Bắc Kinh muốn củng cố niềm tin của nhà đầu tư sau khoảng thời gian nhiều năm phong tỏa ngăn đại dịch COVID-19.

Theo Nikkei, quá trình đẩy mạnh cấp phép hoạt động cho các doanh nghiệp và chuyên gia quản lý quỹ nước ngoài bắt đầu được khởi động từ Đại hội Đảng Trung Quốc lần thứ 20 vào tháng 10/2022 khi mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chính thức có thêm nhiệm kỳ thứ 3. Trước thời điểm đó, hoạt động xét duyệt như vậy khá hiếm, đồng thời nó cũng thể hiện cho mong muốn của Bắc Kinh trong việc thu hút thêm các doanh nghiệp nước ngoài.

Phần lớn các hồ sơ được xét duyệt mới đều trong lĩnh vực quản lý tài sản, thị trường quy mô 4 nghìn tỷ USD tại Trung Quốc.

Vào ngày thứ Năm tuần trước, quỹ J.P. Morgan Asset Management đã được cấp phép chuyển đổi từ doanh nghiệp liên doanh sang doanh nghiệp thuần vốn đầu tư nước ngoài. Công ty bảo hiểm Canada Manulife, công ty cũng lựa chọn cách vào thị trường Trung Quốc theo hướng tương tự, cũng đã mua được toàn quyền sở hữu doanh nghiệp Trung Quốc này trong tháng 11/2022.

Công ty quản lý tài sản Neuberger Berman và Fidelity International đồng thời cũng nhận được giấy phép để huy động tiền từ nhà đầu tư cá nhân trong tháng 11 và tháng 12/2022. Công ty Schroders của Anh cũng nhận được giấy phép ban đầu nhằm thành lập công ty quản lý quỹ tại Trung Quốc trong tháng này.

Quảng cáo

Quá trình xét duyệt hàng loạt này là một phần trong quá trình mở của thị trường tài chính của Bắc Kinh. Trung Quốc đã bỏ đi quy định giới hạn trần sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp tài chính trong năm 2020. Quỹ BlackRock là doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên có công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài tại Trung Quốc tính từ khi các biện pháp hạn chế được gỡ bỏ.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nước ngoài cố gắng nắm toàn quyền sở hữu doanh nghiệp phải chờ rất lâu mới được cho phép khởi động hoạt động kinh doanh, một phần bởi chính sách không COVID-19 của Trung Quốc. Phần lớn các doanh nghiệp toàn cầu mở văn phòng tại Thượng Hải, tuy nhiên bản thân thành phố này đã trải qua giai đoạn phong tỏa kéo dài 2 tháng từ cuối tháng 4/2022.

Chính JP Morgan Asset Management, dù đã thông báo muốn mua hoàn toàn liên doanh quỹ, cũng đã phải chờ đến hơn 30 tháng để có thể được chấp thuận cuối cùng cho hoạt động sở hữu hoàn toàn doanh nghiệp. Quỹ tương hỗ của Trung Quốc, vốn được biết đến với cái tên China International Fund Management, đã được sáng lập 18 năm trước đây, hiện đang quản lý tổng tài sản 170 tỷ nhân dân tệ tương đương 23,9 tỷ USD tính đến cuối tháng 9/2022, Quỹ này sẽ hoạt động dưới cái tên JPMAM.

Ngân hàng Mỹ này cho biết họ muốn JPMAM trở thành doanh nghiệp quản lý quỹ nước ngoài này trở thành doanh nghiệp đứng đầu ngành tại Trung Quốc, theo CEO tại J.P. Morgan Asset Management – ông Dan Watkins cho hay.

Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đã tăng mạnh từ năm 2021.Theo thông tin từ báo chí Trung Quốc, năm 2021, thu hút đầu tư nước ngoài của Trung Quốc tăng mạnh, với quy mô nguồn vốn cao kỷ lục, lượng vốn nước ngoài sử dụng trên thực tế lần đầu tiên vượt ngưỡng 1.000 tỷ nhân dân tệ, đạt 1.100 tỷ nhân dân tệ, tăng 14,9% so năm 2020. Đã có 48 nghìn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập, tăng 23,5% so năm 2020.

Không chỉ tăng trưởng về quy mô vốn đầu tư, mà cơ cấu đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc cũng thay đổi tích cực, trong đó các ngành nghề công nghệ cao thu hút vốn tăng 17,1%, tỷ trọng tăng lên 30,2%. Trong đó tăng mạnh nhất là các ngành chế tạo thiết bị chuyên dụng công nghiệp điện tử, dịch vụ thương mại điện tử và dịch vụ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học.

Theo đại diện Vụ Quản lý đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, để thúc đẩy đầu tư nước ngoài trong năm 2022, nước này sẽ mở rộng mức độ mở cửa với bên ngoài, hoàn thiện chính sách hỗ trợ, tăng cường chức năng cung cấp dịch vụ xúc tiến đầu tư và không ngừng hoàn thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng thu hút đầu tư nước ngoài.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/12 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý khi thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ Fed dự kiến giảm dần lãi suất nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt

Ngân hàng Thế giới bổ sung vốn kỷ lục lên đến 100 tỷ USD cho phát triển toàn cầu

Số tiền khổng lồ sẽ được dùng để hỗ trợ 78 quốc gia có thu nhập thấp, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng và ứng phó với Biến đổi Khí hậu.

WB: Lượng kiều hối toàn cầu tăng chậm đáng kể trong năm 2022 Nguyên nhân khiến WB cảnh báo về một thập kỷ mất mát của kinh tế thế giới

"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản

Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.

Ngành hàng chứng kiến làn sóng phá sản mạnh mẽ nhất tại Mỹ LDG bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cổ phiếu dư bán sàn khối lượng lớn