Trái phiếu của một nhà phát triển bất động sản Trung Quốc tăng hơn 400%, thời kỳ đen tối đã kết thúc?

Trái phiếu của Country Garden đã hồi phục mạnh sau đợt lao dốc hồi tháng 11 khi nhà đầu tư hứng khởi trước những động thái hỗ trợ của chính phủ.

Trái phiếu của nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc đã mang lại mức lợi nhuận ấn tượng trong tháng vừa qua với 404%. Điều này cho thấy sự đảo ngược đối với lĩnh vực bất động sản của đại lục khi những thay đổi về chính sách đã khiến nhà đầu tư trở nên hứng khởi.

Trái phiếu của Country Garden Holdings Co. bắt đầu sụt giảm vào giữa tháng 9, khi thị trường lo ngại về vấn đề thanh khoản của các công ty bất động sản. Một trái phiếu USD đáo hạn vào năm 2024 vào ngày 2/11 đã giảm xuống mức thấp nhất là 10 cent, theo Bloomberg. Còn đến ngày 5/12, trái phiếu này đã tăng vọt lên 70 cent và chạm mức đóng cửa cao kỷ lục kể từ tháng 6.

1240x-1png-2-60.jpeg

Giá trái phiếu lợi suất 6,5% đáo hạn vào năm 2024 của Country Garden.

Cổ phiếu của Country Garden cũng thăng hoa, giảm từ 4,95 HKD vào ngày 30/6 xuống còn 1 HKD vào ngày 1/11, và những ngày gần đây đã hồi phục vượt mức 3 HKD. Country Garden là một trong những cổ phiếu có diễn biến khởi sắc nhất kể từ đầu tháng 11 trong chỉ số theo dõi các nhà xây dựng Trung Quốc của Bloomberg Intelligence.

Ting Meng - nhà phân tích tín dụng cấp cao tại ANZ Bank China Co., cho hay: “Country Garden là một nhà phát triển tư nhân có tỷ lệ đòn bẩy cao hơn những cái tên ‘chất lượng’ khác. Bởi vậy, trái phiếu của họ giảm nhiều hơn khi thị trường đi xuống”.

Quảng cáo

Bà nhận định thêm: “Tuy nhiên, cũng có một số nhà phát triển chưa vỡ nợ và một trong số đó đã nhận được sự hỗ trợ từ phía chính phủ.” Bà nói rằng đây là lý do tại sao trái phiếu USD của Country Garden gần đây có mức lợi nhuận tăng cao nhất trong số các nhà phát triển của Trung Quốc.

Trong tháng 11, lợi nhuận của thị trường trái phiếu bất động sản Trung Quốc là 20%, tháng khởi sắc nhất kể từ năm 2011, theo chỉ số của Bloomberg. Tín hiệu đáng mừng diễn ra sau thời gian thanh khoản sụt giảm dẫn đến những vụ vỡ nợ liên tiếp xảy ra và doanh số bán nhà mới lao dốc không ngừng.

Song, những động thái nới lỏng chính sách với lĩnh vực bất động sản và phòng chống dịch bệnh - 2 yếu tố quan trọng đã khiến Trung Quốc tăng trưởng chậm lại trong năm nay, đã giúp tâm lý thị trường được cải thiện.

Zhi Wei Feng - nhà phân tích cấp cao tại Loomis Sayles Investments Asia Pte, cho biết: “Sự lạc quan của các nhà đầu tư với các nhà phát triển lớn vẫn đứng vững, nhờ chính sách ‘3 mũi tên’ của Trung Quốc sẽ giúp thúc đẩy các nhà phát triển không vỡ nợ cho đến khi doanh số bán nhà bắt đầu hồi phục.”

Trong khi đó, Meng của ANZ dự đoán các nhà phát triển “chất lượng” sẽ tiếp tục hồi phục vào đầu năm 2023, nhờ việc chính phủ và các ngân hàng thương mại bơm thanh khoản.

Dẫu vậy, một số chuyên gia khác lại nhận định những tín hiệu tích cực mới này có thể sẽ đẩy thị trường trái phiếu đi quá xa.

Eddie Chia - giám đốc danh mục đầu tư tại China Life Franklin Asset Management, cho hay: “Mức giá hiện tại đang bị thổi phồng. Mọi người đều biết một thực tế là doanh số bán nhà sẽ sụt giảm nhiều hơn. Nhà đầu tư đang mua vào với hy vọng rằng họ không phải là người cuối cùng.”

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng

Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.

Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên Giá dầu tăng 1,5% khi Mỹ-Trung Quốc dịu bớt căng thẳng thuế quan

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng