Tổng thống Putin tuyên bố chuyển hướng khí đốt nhiều hơn sang châu Á

Sản lượng xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga sang các nước phía đông có thể đạt gần 90 tỷ mét khối vào năm 2030.

Theo đài truyền hình RT, tại cuộc họp của Hội đồng Phát triển Chiến lược và Dự án Quốc gia ngày 15/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga sẽ tiếp tục tăng và có thể đạt gần 90 tỷ mét khối vào cuối thập kỷ này.

Nhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng phát triển cơ sở hạ tầng cảng và đường ống ở phía nam cũng như phía đông sẽ là một bước quan trọng để giảm thiểu tác động của các biện pháp trừng phạt, các hành động thù địch khác của phương Tây nhằm vào Nga.

“Việc triển khai các dự án như mỏ Kovyktinskoe, Power of Siberia 2 và tuyến đường Viễn Đông sẽ giúp tăng nguồn cung cấp khí đốt cho phía đông lên 48 tỷ mét khối vào đầu năm 2025 và 88 tỷ mét khối vào năm 2030”, Tổng thống Putin tuyên bố.

Ông chủ Điện Kremlin lưu ý con số 88 tỷ mét khối tương đương hơn 60% nguồn cung cấp khí đốt cho phương Tây trong năm 2021.

Quảng cáo

Bên cạnh đó, các dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới ở vùng Yamal của Nga sẽ giúp tăng sản lượng LNG của nước này thêm 70 tỷ mét khối, từ đó cho phép đa dạng hóa các điểm đến xuất khẩu.

Cũng trong bài phát biểu, Tổng thống Putin cho biết Nga sẽ phát triển quan hệ kinh tế với các đối tác ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh để ngăn chặn những nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập nước này về kinh tế.

“Chúng tôi sẽ loại bỏ các hạn chế đối với chuỗi cung ứng và tài chính. Bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt, các nước phương Tây đang tìm cách đẩy Nga ra rìa thế giới đang phát triển. Chúng tôi sẽ không bao giờ đi theo con đường tự cô lập chính mình. Ngược lại, chúng tôi mở rộng hợp tác với tất cả những ai quan tâm”, ông Putin nói.

Nga bắt đầu bán khí đốt tự nhiên cho Trung Quốc từ cuối năm 2019 thông qua đường ống dẫn khí Power of Siberia, cung cấp cho nước này khoảng 10 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên vào năm 2021, và dự kiến đạt hết công suất 38 tỷ mét khối vào năm 2025. Nga hiện là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn đứng thứ 3 của Trung Quốc.

Vào tháng 2, Tổng thống Putin đã đạt được thỏa thuận bán 10 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên cho Trung Quốc từ vùng Viễn Đông của Nga. Nga cũng có kế hoạch xây dựng một đường ống mới, Power of Siberia 2, qua Mông Cổ với hy vọng bán thêm 50 tỷ mét khối/năm.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thời đại tiền rẻ và lãi suất 0% có thể đã vĩnh viễn kết thúc

Một phân tích mới từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond nói rằng, nếu cứ hy vọng quay trở lại những ngày lãi suất 0%, tiền rẻ… sẽ là hy vọng vô ích.

FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn? Đồng USD chịu áp lực trước triển vọng Fed hạ lãi suất

Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?

Các "ông lớn" tài chính kỳ vọng BoJ tiếp tục tăng lãi suất

Công ty quản lý tài sản lớn số hai thế giới đẩy mạnh nắm giữ vị thế bán khống trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) vì vẫn thấy khả năng BoJ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 12 tới.

BOJ công bố dữ liệu, nghi vấn Nhật Bản chi tiếp 22 tỷ USD can thiệp đẩy giá đồng yên Đồng yen và chứng khoán tiếp tục phản ứng sau khi BoJ tăng lãi suất

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030

Với tiềm năng khổng lồ về năng lượng mặt trời và điện gió, đồng thời, có thể giải quyết thử thách về than đá thông qua hợp tác, cộng thêm việc các chính sách công có thể tăng quy mô cho các giải pháp tài chính mới, chuyên gia của HSBC cho rằng nguồn năng lượng tái tạo tại ASEAN có thể tăng gần gấp 3 vào cuối thập kỷ này.

HSBC: Khởi đầu hanh thông của kinh tế Việt Nam phát tín hiệu tích cực về triển vọng cả năm HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,5%

Các đồng tiền ở châu Á phục hồi lên các mức cao nhất trong 5 tháng

Đồng ringgit của Malaysia tăng mạnh nhất trong số các đồng tiền trong khu vực, nhờ triển vọng tăng trưởng kinh tế lạc quan và đồng baht Thái Lan lên giá khi những căng thẳng chính trị dịu bớt.

Mất mốc 155 yên đổi 1 USD, đồng tiền Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong 34 năm USD vẫn là đồng tiền dự trữ chính của toàn cầu trong ngắn hạn và trung hạn