Tiền vào chứng khoán mất hút, giá trị khớp lệnh trên HoSE xuống thấp nhất 1,5 năm, điều gì đang diễn ra?

Giá trị khớp lệnh tương ứng đạt hơn 8.100 tỷ đồng, giảm 40% so với phiên liền trước và là mức thấp nhất trong vòng gần 1,5 năm qua kể từ đầu tháng 5/2023.

Thị trường chứng khoán vừa trải qua phiên giao dịch 5/11 giằng co với khối lượng khớp lệnh trên HoSE chỉ đạt vỏn vẹn 384 triệu đơn vị. Giá trị khớp lệnh tương ứng đạt hơn 8.100 tỷ đồng, giảm 40% so với phiên liền trước và là mức thấp nhất trong vòng gần 1,5 năm qua kể từ đầu tháng 5/2023.

Thực tế, thanh khoản khớp lệnh đã có xu hướng sụt giảm trong tháng nhiều tháng qua. Giá trị giao dịch bình quân trong quý 3 đã giảm 15% so với quý trước về mức 14.500 tỷ đồng/phiên.

capture1-1730800004135-17308000042232136318271.png

Diễn biến trồi sụt của thanh khoản diễn ra sau khi thị trường liên tục ghi nhận diễn biến giằng co trong biên độ hẹp. Việc chỉ số chật vật và liên tục hụt hơi trước ngưỡng điểm 1.300 điểm phần nào khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên chán chường. Thêm vào đó, việc thị trường vận động theo trạng thái "cưa chân bàn" khi hồi phục đôi chút sau đó giảm sâu hơn khiến không ít nhà đầu tư thua lỗ khi tài khoản bị bào mòn từng ngày.

Tâm lý thận trọng của nhà đầu tư một phần do lo ngại các biến động khó lường từ thế giới, đặc biệt là kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp công bố và cuộc họp của Fed diễn ra vào ngày 6-7/11. Những biến động này có thể tạo ra những xu hướng mới trên thị trường tài chính toàn cầu và nhà đầu tư có xu hướng “đóng băng” giao dịch để chờ đợi những diễn biến mới nhất.

Bên cạnh đó, việc các nhóm cổ phiếu phân hoá kéo dài và thiếu nhóm ngành dẫn sóng cũng khiến dòng tiền chán nản và hướng đến những kênh đầu tư có mức tăng trưởng mạnh như vàng, bất động sản, bitcoin. Ngay cả những kênh đầu tư an toàn như gửi tiết kiệm cũng tăng ấn tượng. Thống kê từ NHNN cho biết lượng tiền gửi của dân cư vào ngân hàng Việt Nam đang ở mức cao chưa từng có, đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024, tăng thêm 305.000 tỷ đồng so với cuối năm 2023.

afz64ipb-1730800005585-17308000056701345304590.png

Quảng cáo

Mặt khác, mức định giá kém phần hấp dẫn cũng khiến dòng tiền không mặn mà nhập cuộc. Theo đó, P/E của thị trường hiện nay đang neo quanh 14 lần - đây không phải là mức rẻ mà chỉ là mức trung bình của VN-Index trong 10 – 15 năm qua.

Theo ông Lã Giang Trung , CEO Passion Investment, định giá thị trường dù không thấp, cũng không quá cao, song xét về các nhóm cổ phiếu lại đang ở trạng thái phân cực về định giá. Nếu bỏ tiền vào nhóm định giá rất cao thì không hợp lý, bỏ tiền vào nhóm định giá thấp lại lăn tăn vì quá khó.

"Tôi nghĩ rằng thị trường đang ở giai đoạn rất khó để lựa chọn, nhưng với quan điểm đầu tư an toàn thì định giá rẻ vẫn là ưu tiên" , ông Lã Giang Trung cho hay.

capture3-1730800007031-17308000071161544209348.png

Trong khi bối cảnh vĩ mô chưa quá khởi sắc, ông Bùi Văn Huy, Giám đốc điều hành chi nhánh TP. HCM, Chứng khoán DSC nhận định thị trường đang thiếu đi lực đỡ và bước vào giai đoạn trống thông tin. Do đó, đà tăng chưa thể sớm xác nhận và thị trường sẽ đi ngang thậm chí có những nhịp rung lắc.

Về bối cảnh thế giới, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tiếp tục tăng mạnh và chỉ số đồng Dollar (DXY) cũng tương tự. Đặc biệt là những tiềm ẩn xung quanh cuộc bầu cử ở Mỹ vào ngày 5/11 và cuộc họp của Fed vào ngày 6-7/11 với khả năng sẽ có thêm một đợt hạ lãi suất. Theo đó, thị trường tài chính thế giới sẽ có những biến động mạnh (theo cả chiều tích cực và tiêu cực).

Trong nước, thị trường tháng 11 đang trong trạng thái thiếu thông tin hỗ trợ sau mùa công bố kết quả kinh doanh quý III, những câu chuyện kỳ vọng như nâng hạng thị trường cũng dần dịch chuyển kỳ vọng trong năm sau, trong khi khối ngoại tiếp tục bán ròng.

Trong bối cảnh đó, việc số lượng lớn trái phiếu đáo hạn trong tháng 11 và tháng 12 có thể gây những lo ngại. Khả năng cao sẽ không có những hiệu ứng dây chuyền như hồi năm 2022 nhưng tác động đến thanh khoản thị trường là ít nhiều không thể phủ nhận. Thông tư 02 cũng sẽ đáo hạn vào cuối năm 2024, khi đó ngân hàng sẽ phải đối mặt với việc hạch toán những khoản nợ xấu trong năm 2025.

Chuyên gia đến từ DSC nhìn nhận thị trường đang thiếu cơ hội ngắn hạn và giao dịch chán nản, khó dự đoán. Mặc dù thị trường có thể dễ hồi phục trong trạng thái chán nản, nhưng cũng vẫn còn dư địa để "rơi".

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Thị trường có sự hồi phục "chới với" sau khi bị nhúng xuống dưới 1.200 điểm

Lực cầu bắt đáy đã được kích hoạt thêm sau khi VN-Index có thời điểm giảm xuống dưới 1.200 điểm sáng nay. Tuy nhiên, nỗ lực mua lên trên thị trường không quyết liệt và cũng chưa đồng đều giữa các nhóm ngành.

MBS được "bật đèn xanh" cho đợt phát hành riêng lẻ gần 600 tỷ đồng Các thị trường châu Á tràn ngập sắc xanh, VN-Index vẫn đi dò đáy

Các thị trường châu Á tràn ngập sắc xanh, VN-Index vẫn đi dò đáy

Phiên giảm điểm tiếp nối trong một chuỗi vận động kém tích cực của thị trường không phải điều bất ngờ. Tuy nhiên, nếu xét tới sắc xanh lại xuất hiện đồng loạt tại các chỉ số khu vực, diễn biến ngày hôm nay vẫn gây thất vọng.

Thị trường đi tìm đáy Thị trường "suýt" cắt được mạch giảm điểm

Chứng khoán Trung Quốc nằm trong số thị trường tăng điểm mạnh nhất

Hong Kong (Trung Quốc) và Thượng Hải nằm trong số những thị trường tăng điểm mạnh nhất, nhờ hy vọng Trung Quốc sẽ công bố thêm các biện pháp kích thích kinh tế và thị trường bất động sản.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Các thị trường chứng khoán châu Á mất đà trong phiên chiều 8/11

Kỷ lục buồn của chứng khoán Việt Nam: Khối ngoại bán ròng 85.000 tỷ trên HoSE từ đầu năm

Trong ngắn hạn, áp lực tỷ giá là yếu tố ảnh hưởng lớn đến dòng vốn ngoại. Về dài hạn, việc thiếu hàng hoá mới chất lượng là nguyên nhân chính khiến khối ngoại không mặn mà với chứng khoán Việt Nam.

Thị trường chứng khoán có tuần giao dịch gây thất vọng Thị trường đi tìm đáy

SSI và bài toán của “người khổng lồ” chứng khoán Việt Nam

Là công ty chứng khoán tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, SSI gặt hái nhiều thành công sau 25 năm hoạt động. Dù vậy, “người khổng lồ” của ngành chứng khoán cũng đang có bài toán riêng cần giải.

1 công ty chứng khoán vừa được tiền ngoại rót vốn thêm hơn 2.000 tỷ Con đường trở thành "ông trùm" chứng khoán của doanh nhân Nguyễn Duy Hưng

Chứng khoán châu Á ở thế giằng co khi chính sách lãi suất của Fed khó đoán định

Sáng 18/11, các TTCK châu Á diễn biến trái chiều, khi các nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất do lo ngại chính sách của ông Donald Trump có thể khiến lạm phát tăng cao trở lại.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Các thị trường chứng khoán châu Á mất đà trong phiên chiều 8/11

Một công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể “thủng” 1.200 điểm

Tại một trong 2 kịch bản dự báo thị trường chứng khoán đưa ra mới đây, KBSV dự báo chỉ số VN-Index có thể xuống vùng hỗ trợ quanh mức 1.200 (+/-10) điểm sau đó mới có thể xuất hiện nhịp hồi phục, xác suất kịch bản này là 30%.

Thị trường chứng khoán có tuần giao dịch gây thất vọng Thị trường đi tìm đáy

Thị trường chứng khoán có tuần giao dịch gây thất vọng

Thị trường chứng khoán có tuần giảm hơn 2% chủ yếu do tâm lý bất an của nhà đầu tư trong nước. Cùng với đó là các phiên bán ròng triền miên của khối nhà đầu tư nước ngoài.

Lợi nhuận toàn thị trường tăng trưởng 21,6% trong quý III/2024, nhóm VN30 dẫn dắt Đến lượt VN30 thủng xu hướng dài hạn, thị trường mất tiếp 13 điểm

Thị trường đi tìm đáy

Sau 2 tuần giao dịch không có xu hướng, thị trường đã có những vận động tiêu cực với mức giảm trên 2% trong tuần vừa qua. Các chuyên gia đã đưa ra những quan điểm về xu hướng mới của các chỉ số chứng khoán.

"Gồng mình" trước các hoạt động cắt lỗ, thị trường xuống thấp nhất 3 tháng Đến lượt VN30 thủng xu hướng dài hạn, thị trường mất tiếp 13 điểm