Thương mại vận tải hàng hóa có thể sụt giảm rất sâu trong năm nay

Khối lượng vận chuyển hàng hóa công ten nơ trên toàn cầu nhiều khả năng giảm khoảng 4% trong năm nay, sâu hơn nhiều so với dự báo suy giảm 2,5% cũng chính do Maersk đưa ra cách đây không lâu.

Công ty vận tải hàng đầu thế giới A.P. Moller-Maersk A/S, một doanh nghiệp mà hoạt động kinh doanh vốn được coi như “hàn thử biểu” cho thương mại toàn cầu, khẳng định rằng không có dấu hiệu nào cho thấy khối lượng thương mại toàn cầu sẽ hồi phục trong năm nay, theo nội dung bài báo mới được Financial Times đăng tải.

Theo dự báo mới nhất của Maersk, khối lượng vận chuyển hàng hóa công ten nơ trên toàn cầu nhiều khả năng giảm khoảng 4% trong năm nay, sâu hơn nhiều so với dự báo suy giảm 2,5% cũng chính do Maersk đưa ra cách đây không lâu.

Giám đốc điều hành của Maersk, ông Vincent Clerc, khẳng định: “Chúng tôi không dự báo về khả năng suy thoái kinh tế, thế nhưng đó thực sự là môi trường khó khăn và sẽ tiếp diễn như vậy trong suốt khoảng thời gian còn lại của năm. Các thành viên thị trường đang kỳ vọng về khả năng thương mại sẽ phục hồi trong khoảng thời gian còn lại của năm và tăng trưởng trở lại từ năm 2024”.

Maersk, cùng với phần còn lại của ngành vận tải, hiện đang đương đầu với sự điều chỉnh bất ngờ sau khi có được lợi nhuận cao kỷ lục trong năm 2021 và 2022 nhờ vào nhu cầu hàng tiêu dùng tăng vọt trong đại dịch, cùng lúc đó năng lực vận chuyển hạn chế. Giờ đây tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang mất đà, nhiều doanh nghiệp sử dụng hàng tồn kho hiện có chứ không mua thêm hàng mới từ châu Á sang châu Âu và Mỹ.

Maersk đã kỳ vọng rằng sự điều chỉnh về hàng tồn kho sẽ diễn ra sớm, tuy nhiên dường như quá trình này sẽ còn kéo dài và có thể phải đến gần cuối năm mới diễn ra. Maersk cũng không tin rằng thương mại sẽ hồi phục mạnh trong nửa sau của năm.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu như hiện nay, CEO của Maersk khẳng định: “Chúng tôi thực sự đang rất lo lắng, hiện đang có quá nhiều yếu tố tác động đến thương mại toàn cầu, từ các đợt nâng lãi suất cho đến rủi ro suy thoái kinh tế. Ngoài ra phải kể đến yếu tố không chắc chắn từ GDP Trung Quốc cũng như nhu cầu tại Trung Quốc trong năm tới”.

Quảng cáo

Dù vậy, Maersk vẫn công bố kết quả kinh doanh quý 2/2023 tốt hơn so với kỳ vọng của các chuyên gia, đồng thời nâng dự báo tăng trưởng lợi nhuận của năm 2023, đại diện doanh nghiệp cho biết các biện pháp cắt giảm chi phí làm giảm bớt tác động từ môi trường kinh tế khó khăn.

Lợi nhuận doanh nghiệp sau thuế giảm xuống còn 2,91 tỷ USD trong quý 2/2023, lợi nhuận EBITDA của năm 2023 ước tính khoảng từ 9,5 tỷ USD đến 11 tỷ USD trong khi dự báo trước đó là từ 8 tỷ USD đến 11 tỷ USD.

Theo Đánh giá về Vận tải Hàng hải năm 2022 do Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) thực hiện, tăng trưởng thương mại qua đường biển trên toàn cầu năm 2022 ước đạt 1,4% và dự báo sẽ duy trì ở mức này trong năm 2023. Tốc độ tăng trưởng này thấp hơn so với mức tăng 3,2% trong năm 2021 và 3,8% trong năm 2020.

Cũng theo dự báo của UNCTAD, tốc độ tăng trưởng thương mại qua đường biển trên toàn cầu trong giai đoạn 2023 - 2027 sẽ chỉ ở mức trung bình 2,1%/năm, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 3,3%/năm trong 30 năm trước đây.

UNCTAD đồng thời khẳng định rủi ro suy giảm tăng trưởng kinh tế “đang đè nặng” lên dự báo này. Tăng trưởng thương mại hàng hoá suy yếu đã và đang tác động tiêu cực đến ngành vận tải biển toàn cầu.

UNCTAD nhấn mạnh sự phục hồi của ngành vận tải biển nói riêng và ngành logistics nói chung đã gặp nhiều khó khăn dưới tác động của đại dịch COVID-19 và các đứt gãy chuỗi cung ứng kéo dài xuyên suốt thời gian qua khi Trung Quốc duy trì chính sách “Zero-Covid” trong thời gian dài. Đến tháng 2/2022, thị trường tiếp tục bị tác động mạnh khi căng thẳng Nga – Ukraine bùng phát.

Ngoài ra, áp lực lạm phát và cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng cũng khiến nhu cầu về hàng hoá trong năm 2022 giảm xuống, kéo theo đó là sự suy yếu trong các hoạt động vận chuyển.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?