Thủ tướng yêu cầu cân bằng thương mại với các đối tác lớn

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao các thành viên Chính phủ xây dựng kế hoạch cân bằng thương mại với đối tác lớn khi cạnh tranh thương mại ngày càng gay gắt.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đẩy mạnh hợp tác, ứng xử kịp thời, linh hoạt, hiệu quả trước những thay đổi chính sách của các nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa chủ trì Phiên họp Chính phủ đánh giá tình hình kinh tế khu vực và thế giới, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tiếp theo.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Trung ương đã có Kết luận, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên; tạo đà cho tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tiếp theo. Đây là nhiệm vụ rất nặng nề, nhưng cũng rất quan trọng và vẻ vang để có thể đạt được 2 mục tiêu chiến lược 100 năm; đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước.

"Thúc đẩy tăng trưởng 8% trong năm 2025 và hai con số trong những năm sắp tới là nhiệm vụ rất khó khăn, thách thức nhưng là mệnh lệnh từ trái tim, khối óc, trách nhiệm với quốc gia, dân tộc và nhân dân", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các Kết luận, Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ liên quan phát triển kinh tế-xã hội, nhất là về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Chỉ đạo tập trung 3 đột phá chiến lược bao gồm hoàn thiện thể chế, hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, theo hướng "thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị và nguồn nhân lực thông minh", Thủ tướng cho rằng phải làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng; đồng thời thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.

Theo đó, thúc đẩy giải ngân đầu tư công, triển khai các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, xây dựng các trung tâm tài chính, khu thương mại tự do, các dự án đường sắt kết nối, đường sắt tốc độ cao, nhà máy điện hạt nhân… Đặc biệt, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, nhất là tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, tạo chuyển biến thực chất chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hoá, phát triển kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, các ngành, lĩnh vực mới như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật…

Quảng cáo

Cho rằng hợp tác kinh tế với nước ngoài có vai trò quan trọng, góp phần cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tiếp theo, Thủ tướng đặc biệt lưu ý tiến hành các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với các nước, trong đó tập trung thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác thương mại, đầu tư với các đối tác, nhất là các đối tác lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Theo đó, cùng với nâng cao tính cạnh tranh, minh bạch, hấp dẫn, sức chống chịu của nền kinh tế và nâng cao tính tự lực, tự cường, hội nhập chủ động, sâu rộng, hiệu quả của nền kinh tế, phải có giải pháp chủ động cân bằng thương mại, thúc đẩy ký kết các hiệp định bảo hộ đầu tư với các đối tác.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục theo dõi sát, nắm chắc diễn biến tình hình, phản ứng, ứng xử kịp thời, phù hợp, linh hoạt, khả thi, hiệu quả với từng thị trường, nhất là trong bối cảnh có những thay đổi về chính sách kinh tế, thuế quan của các nước.

Nhấn mạnh phải huy động được sức mạnh, nguồn lực của dân tộc, kết hợp với sức mạnh của thời đại, tranh thủ sự ủng hộ cả ở trong nước và ngoài nước, Thủ tướng chỉ đạo thúc đẩy quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế để tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại – đầu tư, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng.

Theo Thủ tướng, phải kiên trì, chủ động, linh hoạt, tích cực, thúc đẩy hợp tác bằng các biện pháp, hình thức, phương thức hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ"; ưu tiên xử lý dứt điểm, kịp thời, thoả đáng, hiệu quả các vấn đề quan tâm của các đối tác, thể hiện thiện chí của Việt Nam, dựa trên cơ sở hợp tác tốt đẹp, sự hiểu biết, chân thành, tôn trọng lẫn nhau; trong quá trình thực thi chú ý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tất cả các bên, trên cơ sở thương mại công bằng.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu xây dựng kế hoạch cân bằng thương mại với các đối tác lớn, chú ý khai thác bổ sung thiếu hụt, hỗ trợ lẫn nhau; khai thác tối đa các FTA đã ký và xúc tiến ký mới các FTA để đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá chuỗi cung ứng; rà soát lại các sắc thuế, nhất là các đối tác lớn để điều chỉnh nếu thấy cần thiết và phù hợp với lợi ích của các bên; rà soát, đề xuất thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nhất là các ngành mới nổi.

Các bộ, ngành, đặc biệt là các địa phương chủ động giải quyết các dự án còn vướng mắc của các đối tác nước ngoài, nhất là các đối tác thương mại lớn; tạo điều kiện để các doanh nghiệp nước ngoài mở rộng đầu tư, kinh doanh để mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam, giúp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp nước ngoài; giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đến giấy phép lao động, visa; lắng nghe, cầu thị, giải quyết hiệu quả các góp ý, đề xuất chính đáng của các doanh nghiệp, đối tác; minh bạch, công khai các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư, nhất là chống gian lận thương mại; đẩy mạnh công tác truyền thông, phản ánh nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, nhất là với các đối tác truyền thống, đối tác lớn…

Thủ tướng yêu cầu các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư phải công khai, minh bạch, các cơ quan chức năng đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, kiểm soát xuất xứ hàng hóa, tránh việc hàng hóa đi vào thị trường Việt Nam thông qua thẩm lậu, buôn lậu, rồi núp bóng để xuất khẩu đi các nước khác, ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành; tin tưởng với sự chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp và bạn bè quốc tế, Việt Nam sẽ đạt các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra, góp phần "tạo thế, tạo lực, tạo đà" cho đất nước bước vào vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Nghị quyết 68-NQ/TW: Mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân; có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

VARS: Nghị quyết 68 mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn Chuyên gia Dragon Capital: Với Nghị quyết 68, khu vực tư nhân trở thành động lực tăng trưởng dài hạn giữa bất định toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận thêm nhiệm vụ mới

Ngày 15/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định 929/QĐ-Ttg về việc thành lập “Ban chỉ đạo Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06” (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo).

Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam Thủ tướng chia sẻ quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Với 429/434 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thánh, cuối giờ làm việc sáng nay (này 17/5), Quốc hội đã thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân và nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây

Những đầu tàu kinh tế tư nhân Vingroup, Thaco, Hòa Phát, FPT… đang đóng góp bao nhiêu vào ngân sách Nhà nước? Cổ phiếu của một số doanh nghiệp tư nhân lớn là đầu tàu, trụ đỡ cho thị trường chứng khoán

Nghị quyết 68 và lối mở cho kinh tế tư nhân qua giao dịch hàng hóa

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị không chỉ tái khẳng định vai trò then chốt của khu vực kinh tế tư nhân mà còn xác lập lại phương thức vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết 68: "Cải cách đột phá tạo nền tảng phát triển mới cho kinh tế tư nhân" VARS: Nghị quyết 68 mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn

Thương mại công bằng - sẽ có nhiều đơn hàng giữa doanh nghiệp Việt - Mỹ được khởi động

Mới đây, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tài chính Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Robert Kaproth, Trợ lý Bộ trưởng phụ trách tài chính quốc tế Bộ Tài chính Hoa Kỳ cùng các cộng sự nhằm trao đổi các biện pháp tăng cường hợp tác..

Thủ tướng: Khẩn trương đàm phán ký thỏa thuận mua bán khí Methanol trị giá 6 tỷ USD, tăng nhập khẩu nhiều mặt hàng, đề nghị Hoa Kỳ có giải pháp thuế đối ứng bằng 0... Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng trước thềm đàm phán với Hoa Kỳ về thuế đối ứng vào ngày mai

Việt Nam vẫn là điểm sáng thị trường bất động sản trong khu vực

Mặc dù thị trường bất động sản châu Á – Thái Bình Dương chậm lại, xong thị trường Việt Nam vẫn ghi nhận cải thiện về mặt đầu tư do hạ tầng được đẩy mạnh.

Dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế Berjaya Việt Nam đón chuyển động mới Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Bứt tốc phát triển hạ tầng, đưa tăng trưởng về đích

Với mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt tối thiểu 8% cũng như hai con số trong giai đoạn tiếp theo, đầu tư hạ tầng được nhắc đến như là một động lực rất quan trọng. Hàng loạt công trình, dự án lớn, trọng điểm đã và đang được đẩy mạnh đầu tư để cải thiện hạ tầng kết nối, đồng thời tạo ra dư địa phát triển mới cho nền kinh tế.

Việt Nam vừa lập kỷ lục tăng trưởng GDP, mục tiêu vào top 30 nền kinh tế lớn thế giới Những đầu tàu kinh tế tư nhân Vingroup, Thaco, Hòa Phát, FPT… đang đóng góp bao nhiêu vào ngân sách Nhà nước?

Thủ tướng chia sẻ quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Sáng nay, tại Hà Nội, tại buổi làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chia sẻ về quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ NÓNG: Chính thức khởi động đàm phán vấn đề kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% nhiều khoản phí, lệ phí đến hết năm 2026

Tại dự thảo Thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí, Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% nhiều khoản phí, lệ phí đến hết năm 2026 nhằm tiếp tục góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bộ Tài chính đề xuất miễn lệ phí trước bạ cho ô tô điện thêm 2 năm Lệ phí ô tô điện có thể được miễn thêm 2 năm

Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương liên quan về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Thủ tướng có chỉ đạo mới về 2.200 dự án, 6 triệu tỷ đồng, hơn 300.000 ha đất đang “treo” Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng