Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để thảo luận, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam và triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để thảo luận, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam và triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc

Phát biểu ý kiến mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam và các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển đất nước ta.

Tại Hội nghị Trung ương 10, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất chủ trương về xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam. Thường trực Chính phủ tổ chức cuộc họp với các bộ, ngành liên quan để thảo luận, tiếp tục chuẩn bị thật tốt dự án này; đồng thời tiếp tục triển khai công việc nghiên cứu, thúc đẩy các dự án đường sắt kết nối Trung Quốc để báo cáo các cấp có thẩm quyền.

Đây là những việc lớn và quan trọng, Thủ tướng nhấn mạnh quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, làm việc nào dứt việc đó, "chỉ bàn làm, không bàn lùi", phân công "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian thực hiện, rõ hiệu quả, rõ sản phẩm".

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành tập trung trí tuệ, thời gian, công sức xây dựng dự án tiếp tục trình cấp có thẩm quyền, đặc biệt nghiên cứu, đề xuất, làm rõ về huy động nguồn lực và các điều kiện cần thiết khác, cũng như tiến độ triển khai dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Quảng cáo

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành tập trung trí tuệ, thời gian, công sức xây dựng dự án tiếp tục trình cấp có thẩm quyền, đặc biệt nghiên cứu, đề xuất, làm rõ về huy động nguồn lực và các điều kiện cần thiết khác, cũng như tiến độ triển khai dự án.

Theo Bộ Giao thông vận tải, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam được Bộ Giao thông vận tải và cùng các bộ, ban, ngành tích cực nghiên cứu kinh nghiệm, tham khảo mô hình từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổ chức học tập kinh nghiệm tại 6 nước sở hữu và làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao.

Trên cơ sở đó, đề xuất tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam với chiều dài 1.541 km, quy mô đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, hạ tầng thiết kế với tốc độ 350 km/h, bố trí 23 ga hành khách với cự ly trung bình khoảng 67 km, 5 ga hàng gắn với các đầu mối hàng hóa. Tuyến sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), đi qua 20 tỉnh, thành phố và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TPHCM).

Qua rà soát phương án đầu tư, sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật, quy mô đầu tư, tham khảo suất đầu tư các dự án đường sắt tốc độ cao đã và đang triển khai trên thế giới, tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tính toán sơ bộ xác định tổng mức đầu tư dự án khoảng 67,34 tỷ USD.

Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp tháng 10/2024; đấu thầu lựa chọn tư vấn quốc tế, triển khai khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong năm 2025-2026; triển khai giải phóng mặt bằng, đấu thầu lựa chọn nhà thầu và khởi công các dự án thành phần đoạn Hà Nội-Vinh và Nha Trang-TPHCM cuối năm 2027; khởi công các dự án thành phần đoạn Vinh-Nha Trang năm 2028-2029 và phấn đấu hoàn thành đầu tư toàn tuyến năm 2035.

Cũng theo Bộ Giao thông vận tải, các bộ, cơ quan liên quan đang tích cực nghiên cứu các phương án, thúc đẩy hợp tác triển khai ba tuyến đường sắt kết nối Việt Nam-Trung Quốc, gồm tuyến: Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng; Lạng Sơn-Hà Nội; Móng Cái-Hạ Long-Hải Phòng.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chính trị - Xã hội

Phấn đấu GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%

Chiều ngày 9/11, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 nhằm đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024. Buổi họp báo dưới sự chủ trì, điều hành của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn

VNDIRECT nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 lên 6,9% 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

10 tháng chỉ giải ngân được 52,46% trong khi mục tiêu cả năm là 95%: Bộ Kế hoạch và Đầu tư có giải pháp gì?

Theo báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội, 9 tháng đầu năm chúng ta mới giải ngân được hơn 47%, còn theo báo cáo mới nhất, 10 tháng giải ngân được 52,46%. Mục tiêu đề ra là phải giải ngân được 95% trong khi thời gian còn có 2 tháng.

Nhiều vướng mắc, giải ngân đầu tư công từ nguồn vốn nước ngoài đến nay mới đạt 8,58% Gói 120.000 tỷ cho nhà ở xã hội mới giải ngân được 1.234 tỷ đồng sau hơn một năm

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Với 440/440 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đại biểu Quốc hội khóa XV, giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đại tướng Tô Lâm được bầu làm Chủ tịch nước Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu giữ chức Tổng Bí thư

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để thảo luận, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam và triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương thực hiện bồi thường bảo hiểm nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời do bão số 3 và mưa lũ sau bão Chính phủ ban hành quy định mới “gỡ vướng” cho loạt dự án nhà ở xã hội và thương mại

FED hạ lãi suất: Kinh tế Việt Nam hưởng lợi gì?

Với quyết định hạ lãi suất 0,5 điểm % ngày 18/9 của FED sẽ mang lại tác động tích cực với nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Với riêng Việt Nam, các tác động tích cực có thể kể đến như: thúc đẩy tăng xuất khẩu, tăng thu hút các dòng vốn đầu tư n

Đằng sau quyết định hạ lãi suất táo bạo của Fed Fed hạ lãi suất tác động ra sao tới kinh tế Trung Quốc?

Đề xuất trừ chi phí từ thiện, ủng hộ,... khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

HoREA đề xuất trừ các khoản chi hỗ trợ, tài trợ cho lĩnh vực y tế, giáo dục, phòng chống dịch bệnh, thiên tai bão lũ, ngập lụt theo quy định của Chính phủ khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nếu FED cắt giảm lãi suất nhiều hơn dự kiến sẽ có ý nghĩa gì đối với thị trường chứng khoán