Thử thách mùa Đông

"EU thành công trong việc tìm kiếm thỏa thuận quan trọng bảo vệ người dân trước giá năng lượng tăng cao. Các bên sẽ thiết lập cơ chế hiệu quả và thực tế, gồm các biện pháp bảo vệ cần thiết để giúp tránh những rủi ro với an ninh nguồn cung và sự ổn định củ

Đây là tuyên bố được ông Jozef Sikela, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại CH Séc, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, đưa ra sau hội nghị bộ trưởng năng lượng EU vừa diễn ra tại Brussels, Bỉ.

Sau nhiều tuần đàm phán căng thẳng và gây chia rẽ, các nước thành viên EU đã đạt được thảo thuận về cơ chế điều chỉnh theo thị trường. Cụ thể, các bên thống nhất mức trần giá khí đốt 180 euro/MWh sẽ được áp dụng từ ngày 15/2/2023.

Cơ chế giá trần này sẽ được kích hoạt ngay khi giá giao dịch khí đốt trên sàn TTF của Hà Lan vượt quá mức 180 euro/MWh trong 3 ngày liên tiếp và giá khí đốt cao hơn ít nhất 35 euro so với mức giá tham chiếu của khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên thị trường toàn cầu trong cùng một thời điểm.

Cơ chế này cho phép EU vô hiệu hóa mọi giao dịch khí đốt cao hơn mức giá trên, đồng thời giúp ngăn các nhà cung cấp LNG từ bỏ châu Âu để quay sang các khách hàng trả tiền mua khí đốt với giá hấp dẫn hơn. Ngoài ra, các bộ trưởng cũng đạt được thỏa thuận chính trị về việc đẩy nhanh triển khai năng lượng tái tạo, cách tiếp cận chung về đề xuất giảm phát thải khí methane trong lĩnh vực năng lượng và kế hoạch REPowerEU liên quan năng lượng tái tạo.

Bộ trưởng Chuyển đổi năng lượng Pháp Agnès Pannier-Runacher đánh giá thỏa thuận đã "cung cấp các biện pháp bảo vệ" để đảm bảo an ninh cung cấp khí đốt của EU và sự ổn định tài chính của các bên tham gia thị trường. Tuy nhiên, chuyên gia Simone Tagliapietra từ Viện Bruegel cho rằng cơ chế áp giá trần khí đốt không phải là một giải pháp kỳ diệu.

Trên thực tế, châu Âu sắp trải qua mùa Đông đầu tiên với nguồn cung khí đốt từ Nga giảm. Những biện pháp trừng phạt của EU nhằm vào Nga đã gây ra những tác động lớn. Giá khí đốt tại EU đã cao gấp 6 lần so với trung bình trong dài hạn. Giá điện tại thị trường châu Âu cao gấp 15 lần kể từ đầu năm 2021, còn hóa đơn khí đốt và điện của các hộ gia đình trên khắp châu Âu tăng gần gấp đôi so với một năm trước. Giá năng lượng tăng khiến giá hàng hóa leo thang không ngừng, dẫn đến lạm phát cao ở nhiều nước EU, buộc các ngân hàng trung ương phải siết chặt chính sách tiền tệ, kéo theo nguy cơ suy thoái kinh tế.

Cuộc khủng hoảng năng lượng cũng đang dần “bào mòn” ngành công nghiệp châu Âu. Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như nhôm, phân bón và hóa chất có nguy cơ chứng kiến làn sóng các doanh nghiệp chuyển hoạt động sản xuất vĩnh viễn sang những nơi có năng lượng giá rẻ, chẳng hạn như Mỹ. Một ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất chính là mùa lễ hội cuối năm ảm đạm ở châu Âu. Năm nay, nhà chức trách tại khắp các thành phố châu Âu đều phải đưa ra quy định về thời gian chiếu sáng để tiết kiệm năng lượng, giảm bớt những ánh đèn trang trí lung linh rực rỡ từng là biểu tượng tại nhiều kinh đô ánh sáng của "Lục địa Già".

khi-dot-21122022a-640.jpg

Các bể chứa tại trạm khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở Barcelona, Tây Ban Nha. Ảnh: AFP/TTXVN

Quảng cáo

Để ứng phó với tình trạng thiếu hụt nguồn cung và giá năng lượng tăng cao, 27 nước EU trước đó đã nhất trí tăng cường tích trữ, phối hợp lấp đầy 85% các kho dự trữ khí đốt vào tháng 11, đồng thời cam kết giảm tiêu thụ khí đốt 15% trong những tháng mùa Đông. Châu Âu cũng đã may mắn trải qua một mùa Thu ấm áp khác thường, không chỉ giúp lấp đầy kho dự trữ nhanh chóng mà còn làm giảm nhu cầu sưởi ấm. Giá năng lượng cao cũng khiến người dân thận trọng, giúp châu Âu tiêu thụ khí đốt trong 8 tháng đầu năm 2022 ít hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, thời tiết lạnh giá trong mùa Đông có thể làm cạn kiệt các nguồn dự trữ trên một cách nhanh chóng và nguy cơ thiếu hụt khí đốt càng nghiêm trọng do nhu cầu sưởi ấm không thể kiểm soát. Tại Đức, dù các cơ sở dự trữ khí đốt đã đạt 100% công suất chứa từ đầu mùa Đông, Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức mới đây đã phải cảnh báo về nguy cơ không đủ khí đốt để đáp ứng nhu cầu, do thời tiết giá lạnh bất thường trong tháng 12 đe dọa mục tiêu tiết kiệm 20% lượng tiêu thụ so với những năm trước.

Hơn thế nữa, mùa Đông 2022-2023 trôi qua hoàn toàn không đồng nghĩa với việc khủng hoảng năng lượng cũng kết thúc. Thậm chí, bức tranh năng lượng u ám được dự báo sẽ tồn tại dai dẳng. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), năm 2023, châu Âu có thể thiếu hụt 27 tỷ m3 khí đốt tự nhiên, tương đương gần 7% mức độ tiêu thụ hằng năm của khu vực. Có 3 nguy cơ có thể dẫn tới sự thiếu hụt này, gồm việc Nga có thể ngừng hoàn toàn dòng chảy khí đốt tới châu Âu, thời tiết băng giá bao trùm khắp Bắc Âu và thị trường LNG biến động mạnh nếu nền kinh tế Trung Quốc tăng tốc trở lại sau khi dỡ bỏ các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19.

khi-dot-21122022b-6189.jpg

Cơ sở khai thác khí đốt Bovanenkovo trên bán đảo Yamal, Bắc Cực. Ảnh: AFP/TTXVN

IEA cảnh báo rằng, “cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu ở mức sâu rộng và phức tạp chưa từng thấy này” sẽ khiến mọi thứ không thể quay lại như trước thời điểm xảy ra đại dịch COVID-19 cũng như xung đột Nga-Ukraine. Không những vậy, hậu quả tàn khốc của cuộc chiến năng lượng giữa Nga và EU sẽ đè nặng lên người tiêu dùng, thậm chí còn tồi tệ hơn trong năm 2023.

Những nền kinh tế dễ bị tổn thương tại châu Âu, các nước đang phát triển và các nước nhập khẩu năng lượng ròng và người nghèo trên thế giới sẽ chịu tác động nặng nề nhất. Theo một mô hình phân tích của tạp chí The Economist (Anh), giá năng lượng thực tế tăng 10% sẽ gắn với tỷ lệ tử vong trong mùa Đông ở châu Âu tăng 0,6%, tương đương hơn 100.000 người tử vong.

Hiện một số ý kiến cho rằng khủng hoảng năng lượng tại châu Âu sẽ tồn tại cho đến khi cuộc xung đột Nga-Ukraine được giải quyết. Tuy nhiên, chuyên gia Per Lekander tại quỹ quản lý đầu tư Clean Energy Transition LLP (Anh) nhận định, xung đột không phải là tác nhân duy nhất gây ra khủng hoảng năng lượng hiện nay. Việc đầu tư dài hạn vào năng lượng tái tạo và từ bỏ điện hạt nhân, than đá cũng gây khó khăn cho thị trường năng lượng châu Âu, trong khi chi phí của lựa chọn thay thế nguồn cung từ Nga là LNG lại tăng hơn gấp đôi kể từ khi xảy ra xung đột.

Có thể nói, cuộc khủng hoảng năng lượng đang đặt ra một thách thức to lớn mà không quốc gia châu Âu nào có thể tự vượt qua một mình. Một thách thức lớn khác mà châu Âu phải đối mặt là “mức độ phối hợp và đoàn kết mà họ có thể duy trì" qua khủng hoảng. Theo chuyên gia Agata Łoskot-Strachota từ Trung tâm Nghiên cứu phương Đông (Ba Lan), “đã có những vấn đề và sự bất bình đẳng ở châu Âu trong mùa Đông này, khi ngày càng có nhiều nước tăng cường các biện pháp bảo hộ”.

Theo bà, cuộc khủng hoảng năng lượng có thể kéo dài dai dẳng ít nhất 3 năm, nhất là sau khi các nước châu Âu đã sử dụng hết kho dự trữ được đổ đầy trong mùa Hè. Khi dự trữ khí đốt cạn kiệt, dự trữ tài chính của các quốc gia, các hộ gia đình cũng đã bị thu hẹp lại và giá năng lượng vẫn ở mức cao, mùa Đông tại châu Âu chắc chắn sẽ vô cùng khắc nghiệt.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc