Thu ngân sách Nhà nước 7 tháng đầu năm ước đạt 1.188,1 nghìn tỷ đồng

Tổng thu NSNN 7 tháng đầu năm ước đạt 1.188,1 nghìn tỷ đồng; Luỹ kế chi 7 tháng ước đạt 948,3 nghìn tỷ đồng. Giá các mặt hàng trong tháng 7/2024 cơ bản ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào.

Thu NSNN 7 tháng bằng 69,8% dự toán

Theo Bộ Tài chính, tổng thu NSNN thực hiện tháng 7 ước đạt gần 150 nghìn tỷ đồng, bằng 8,8% dự toán, bằng 86,7% mức thu bình quân của 6 tháng đầu năm. Trong đó:

Thu nội địa ước đạt 126,2 nghìn tỷ đồng, bằng 8,7% dự toán, bằng 87,2% mức thu bình quân của 6 tháng đầu năm. Thu từ dầu thô ước đạt 4,8 nghìn tỷ đồng bằng 10,4% dự toán, bằng 97,9% mức thu bình quân tháng của 6 tháng đầu năm; giá dầu thanh toán bình quân trong tháng khoảng 88 USD/thùng, tăng 18 USD/thùng so với giá dự toán; sản lượng dầu trong tháng ước đạt 0,65 triệu tấn.

Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 18,8 nghìn tỷ đồng, trên cơ sở tổng số thu thuế ước đạt 32,9 nghìn tỷ đồng, bằng 8,8% dự toán, bằng 97,9% mức thu bình quân 6 tháng đầu năm; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ trong tháng khoảng 14,1 nghìn tỷ đồng, bằng 8,2% dự toán.

Trong tháng 7, cơ quan Thuế, Hải quan tiếp tục triển khai các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Tổng số tiền đã miễn, giảm, gia hạn tính đến hết tháng 7 ước khoảng 87,2 nghìn tỷ đồng (miễn, giảm khoảng 55,1 nghìn tỷ đồng, gia hạn khoảng 32,1 nghìn tỷ đồng). Đồng thời tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu, thu hồi nợ đọng thuế, kiểm soát chặt chẽ tình hình kê khai, nộp thuế, hoàn thuế, tăng cường tuyên truyền, giải đáp vướng mắc cho người nộp thuế.

Lũy kế thu NSNN 7 tháng đầu năm ước đạt 1.188,1 nghìn tỷ đồng, bằng 69,8% dự toán, tăng 14,6% so cùng kỳ năm 2023 (thu ngân sách trung ương ước đạt khoảng 74,7% dự toán; thu ngân sách địa phương ước đạt khoảng 65% dự toán). Trong đó: Thu nội địa ước đạt 995 nghìn tỷ đồng, bằng 68,9% dự toán, tăng 15,8% so cùng kỳ năm 2023 (không kể yếu tố chính sách gia hạn thuế, tiền thuê đất thì tăng 9,7% so với cùng kỳ).

Thu dầu thô ước đạt 34,4 nghìn tỷ đồng, bằng 74,7% dự toán, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2023. Giá dầu thanh toán bình quân 7 tháng đạt khoảng 88 USD/thùng (tăng 18 USD/thùng so giá dự toán, bằng 102,3% so với cùng kỳ); sản lượng dầu thô thanh toán đạt khoảng 4,7 triệu tấn, bằng 56,5% kế hoạch.

Quảng cáo

Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 158,5 nghìn tỷ đồng, bằng 77,7% dự toán, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trên cơ sở tổng số thu thuế ước đạt 234,8 nghìn tỷ đồng, bằng 62,6% dự toán, tăng 10,4% so với cùng kỳ; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ khoảng 76,3 nghìn tỷ đồng, bằng 44,6% dự toán.

Luỹ kế chi 7 tháng bằng 44,7% dự toán

Tổng chi cân đối NSNN tháng 7 ước đạt 152,6 nghìn tỷ đồng. Luỹ kế chi 7 tháng ước đạt 948,3 nghìn tỷ đồng, bằng 44,7% dự toán, tăng 0,6% so cùng kỳ năm 2023. Trong đó: chi đầu tư phát triển ước đạt khoảng 232,1 nghìn tỷ đồng, bằng 34,3% dự toán Quốc hội quyết định, bằng 34,68% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, giảm 8,4% so cùng kỳ năm 2023; chi trả nợ lãi ước đạt khoảng 63,2 nghìn tỷ đồng, bằng 56,5 % dự toán, tăng 7,7% so cùng kỳ; chi thường xuyên ước đạt 652,5 nghìn tỷ đồng, bằng 51,8% dự toán, tăng 3,7% so cùng kỳ.

Vẫn còn mặt hàng biến động nhẹ

So với tháng 6/2024, nhìn chung giá các mặt hàng trong tháng 7/2024 cơ bản ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào. Tuy nhiên, vẫn có một số mặt hàng có biến động nhẹ như: giá thịt lợn hơi giảm do vào thời điểm mùa hè, thời tiết nóng nên nhu cầu của người tiêu dùng hạn chế và lượng tiêu thụ thịt heo tại bếp ăn của các trường học giảm do học sinh, sinh viên nghỉ hè.

Giá thóc gạo tại miền Nam giảm do vào vụ thu hoạch lúa Hè Thu; nhóm nhiên liệu trong nước có giá LPG tăng nhẹ, giá xăng dầu tăng mạnh trong tuần đầu và quay đầu giảm trong các tuần tiếp theo diễn biến giá thế giới.

7 tháng đầu năm 2024 mặt bằng giá hàng hóa diễn biến theo quy luật hằng năm, tăng vào dịp lễ Tết đầu năm và giảm dần và tương đối ổn định ở các tháng tiếp theo. Bình quân 7 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,12% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,73%.

Để thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra và thực hiện lộ trình giá thị trường các dịch vụ công và mặt hàng do Nhà nước quản lý, từ đầu năm đến nay, Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ ngành để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức triển khai quyết liệt một sóo giải pháp, cụ thể:

Đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với các mặt hàng chiến lược; Chú trọng, tăng cường công tác quản lý, điều hành giá; Chuẩn bị sớm phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường; Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp; Tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

6 yếu tố định hình triển vọng kinh tế Việt Nam 2025

Tiếp nối kết quả kinh tế đầy ấn tượng trong năm 2024, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng bền vững ở mọi khía cạnh trong năm 2025. Trong đó, có 6 yếu tố chính sẽ định hình triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2025.

VinaCapital dự báo GDP tăng trưởng 6,5%, khối ngoại sẽ trở lại mua ròng bởi 3 lý do Nga phạt Google 20,6 triệu tỷ tỷ tỷ USD vì Youtube, lớn hơn cả tổng GDP toàn cầu

Chuyên gia HSBC: "Việt Nam trở lại là ngôi sao tăng trưởng trong khối ASEAN"

Chuyên gia của HSBC nhận định dù trải qua một năm 2024 thăng trầm nhưng nền kinh tế Việt Nam càng về những tháng cuối năm càng phục hồi vững chắc hơn, đưa Việt Nam trở lại như "ngôi sao tăng trưởng trong khối ASEAN".

Việt Nam vào top các nền kinh tế lớn nhất Châu Á Xô đổ mọi kỷ lục, nền kinh tế Việt Nam sẽ ghi nhận điều chưa từng có

Việt Nam SuperPortTM và Bưu Điện Việt Nam hợp tác trong lĩnh vực Logistics số

Việt Nam SuperPortTM và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Bưu điện Việt Nam) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển các nền tảng tùy chỉnh, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Á.

MWG, F88 khởi xướng cuộc đua biến cửa hàng, điểm giao dịch thành cây ATM Hà Nội duyệt kế hoạch sử dụng đất dự án 148 Giảng Võ

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

Áp lực thanh khoản giảm bớt, lãi suất huy động có thể ổn định năm 2025 BVBank tiếp tục chào bán 13 triệu trái phiếu, lãi suất năm đầu 8,2%

Giá dầu châu Á giảm nhẹ khi nhà đầu tư chốt lời

Nhà phân tích Tony Sycamore cho biết sau đợt tăng giá 6% vào tuần trước và với việc giá dầu thô đang giao dịch gần mức đỉnh gần đây, thị trường đang chứng kiến một số hoạt động chốt lời nhẹ.

Giá dầu thế giới giằng co trước dự đoán Fed hạ lãi suất Giá dầu hướng tới tuần tăng đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024