Thị trường việc làm tại Mỹ tiếp tục khởi sắc trong tháng 11

Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, có thêm 263.000 việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp trong tháng trước, trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn là 3,7%, gần mức thấp nhất trong vòng 53 năm qua.

Giới chủ doanh nghiệp tại Mỹ tiếp tục tuyển dụng thêm nhiều lao động trong tháng 11, đồng thời tăng lương cho nhân viên, bất chấp những lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế - một chỉ dấu rõ ràng về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ trước các biện pháp tăng lãi suất của Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Fed).

Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 2/12, có thêm 263.000 việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp trong tháng trước, giảm so với 284.000 việc làm được tạo ra trong tháng 10 (được điều chỉnh tăng so với con số 281.000 công bố hôm 4/11), trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn là 3,7%, gần mức thấp nhất trong vòng 53 năm qua.

Trong khi đó, có khoảng 186.000 người dân Mỹ rời khỏi thị trường lao động trong tháng qua.

Vào cuối tháng 10, ở Mỹ có khoảng 10,3 triệu công việc cần người làm, nghĩa là cứ 1 người thất nghiệp thì có khoảng 1,7 công việc chờ đợi.

Nhiều công việc trong số này ở trong các lĩnh vực như giải trí, khách sạn, y tế và trợ giúp xã hội.

Lĩnh vực tuyển dụng thêm nhiều lao động nhất trong tháng trước là giải trí và khách sạn, với tổng số 88.000 việc làm.

Quảng cáo

Dù vậy, ngành này vẫn còn thiếu khoảng 980.000 nhân sự so với mức trước đại dịch COVID-19.

Lĩnh vực y tế có thêm 45.000 việc làm, các cơ quan chính phủ có thêm 42.000 việc làm. Đặc biệt, ngành xây dựng có thêm 20.000 việc làm dù rằng thị trường địa ốc đang gặp khó khăn.

Hôm 30/11 vừa qua, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho hay Ngân hàng trung ương có thể giảm bớt mức tăng lãi suất ngay từ tháng 12 này.

Các quan chức Ủy ban Thị trường mở liên bang - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - sẽ nhóm họp và quyết định về vấn đề này trong 2 ngày 13-14/12 tới.

Ông James Knightley, nhà kinh tế hàng đầu tại công ty ING ở New York, nhận định Fed sẽ tăng mức lãi suất thêm ít nhất 0,5 điểm phần trăm trong tháng 12 và tháng 2/2023 nhằm không cho lạm phát "bám rễ" vào kinh tế Mỹ.

Sự gia tăng về số người có việc làm diễn ra trong lúc các công ty công nghệ lớn như Twitter, Amazon và Meta (công ty mẹ của Facebook) thông báo sa thải hàng nghìn nhân viên.

Các chuyên gia kinh tế nói rằng các công ty này đang điều chỉnh nhân sự trong thời gian đại dịch COVID-19, nhưng các công ty nhỏ hơn hiện vẫn đang thiếu nhân công.

Theo Vietnamplus Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc