Tăng trưởng kinh tế trong quý 3/2022 mạnh hơn dự kiến

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 30/11, tăng trưởng trong quý 3/2022 của nước này cao hơn ước tính trước đây và nhu cầu về người lao động vẫn tăng trong tháng 10.

Điều này cho thấy thị trường lao động thắt chặt và nhu cầu tiêu dùng ổn định đang hỗ trợ nền kinh tế đang phải vật lộn với lạm phát tăng cao, kéo dài.

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, Tổng sản phẩm quốc nội quý III tăng trưởng 2,9%, cao hơn so với mức tăng ước tính ban đầu là 2,6%. Chi tiêu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh lớn hơn là nguyên nhân dẫn đến sự điều chỉnh tăng trưởng.

Bộ Lao động Mỹ cho biết trong tháng 10, tổng số cơ hội việc làm được điều chỉnh theo mùa là 10,3 triệu cơ hội, giảm so với mức 10,7 triệu trong tháng 9/2022, nhưng vượt con số 6,1 triệu người thất nghiệp đang tìm việc làm trong tháng.

Nhu cầu về lao động đã giảm bớt trong những tháng gần đây và làn sóng sa thải đã lan rộng khắp các ngành công nghiệp như công nghệ, giải trí và bất động sản. Các nhà tuyển dụng đã tạo thêm 261.000 việc làm trong tháng 10, một con số mạnh mẽ nhưng là mức tăng nhỏ nhất trong năm nay.

Quảng cáo

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp vẫn tương đối thấp, nhưng đã tăng cao hơn kể từ khi đạt mức thấp kỷ lục vào mùa xuân. Tuy nhiên, các số liệu về tăng trưởng và việc làm cho thấy sức bền bỉ của nền kinh tế Mỹ trong bối cảnh khả năng phục hồi sau đại dịch đang chậm lại và các lo ngại về suy thoái kinh tế.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang tăng lãi suất với tốc độ nhanh nhất kể từ đầu năm 1980 để hạ nhiệt nền kinh tế và giảm lạm phát đang ở gần mức cao nhất trong 40 năm qua.

Trong khi đó, doanh số bán nhà đang chờ xử lý trong tháng 10/2022 của Mỹ đã giảm tháng thứ năm liên tiếp do nhu cầu tiếp tục giảm vì lãi suất thế chấp cao.

Chỉ số của Hiệp hội môi giới Quốc gia (NAR) về việc ký kết hợp đồng mua nhà đã giảm 4,6% trong tháng 10, thấp hơn con số ước tính của Bloomberg là giảm 5,3%.

Thị trường nhà ở bị ảnh hưởng nặng nề do những thay đổi về chi phí vay và lãi suất thế chấp cố định trung bình 30 năm trong tháng 10 đã đạt mức cao nhất trong 20 năm do Fed thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh nhất kể từ những năm 1980.

Tuy nhiên, theo đánh giá của chuyên gia kinh tế trưởng của NAR Lawrence Yun, trong thời gian tới người mua sẽ quay trở lại vì lãi suất thế chấp dường như đã đạt đỉnh và bắt đầu giảm từ giữa tháng 11.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025