Thị trường trở lại tích cực sau phiên tăng gần 10 điểm

Sau khi hạ nhiệt về ngay đường xu hướng tăng ngắn hạn, thị trường chứng khoán đã có một phiên bật tăng tích cực để giúp nhà đầu tư có thêm niềm tin. Bên cạnh nhóm Bluechips, các cổ phiếu Thép, Chứng khoán, Bất động sản cũng đều phản ứng rất nhạy.

Thị trường trở lại tích cực sau phiên tăng gần 10 điểm

Định vị thị trường

Sự chưa rõ ràng của gói kích thích kinh tế từ Trung Quốc đã ảnh hưởng mạnh tới các chỉ số nước này: SHCMP (-6,62%), SZI (-8,15%) cùng giảm điểm sâu.

Trong khi đó, các chỉ số khác của khu vực lại vận động trái chiều trong biên độ hẹp như NIKKEI 225 (+0,87%), KOSPI (-0,61%), TWSE (+0,21%), SET (+0,22%), STI (+0,55%).

VN-Index đã không ngả theo những biến động mạnh của thị trường Trung Quốc. Thay vào đó, chỉ số đã có một nhịp bật tăng khá tốt từ ngay đường MA20. Nhiều nhóm ngành cổ phiếu đã cùng chứng kiến sự khả quan.

Chất xúc tác

Thông tin đáng chú ý trước phiên giao dịch là FTSE Russell chưa nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam dù đánh giá tích về những động thái tháo gỡ nút thắt Pre-funding từ cơ quan quản lý.

Thực tế, đây là kết quả đã được các CTCK trong nước dự báo từ trước. Câu chuyện nâng hạng do đó vẫn còn dang dở nhưng sẽ là chất liệu quan trọng để nhà đầu tư tiếp tục kỳ vọng.

Dòng tiền đã không thể hiện những phản ứng tiêu cực sau khi kết quả xếp hạng thị trường được công bố chính thức. Quy mô khớp lệnh của HOSE gần xấp xỉ so với phiên hôm qua, đạt 643 triệu đơn vị. Trong đó, khối ngoại có chiều hướng đẩy mạnh giao dịch hơn so với các phiên trước. Tỷ trọng giao dịch 2 chiều của nhà đầu tư ngoại đã bật lên 13,42%.

Thị trường trở lại tích cực sau phiên tăng gần 10 điểm
Khối ngoại bán ròng phiên thứ 4 nhưng đã thu hẹp đáng kể.
Quảng cáo

 

Dù vậy, cán cân giao dịch của thị trường đã tiếp tục chứng kiến sự thu hẹp của hoạt động bán ròng xuống còn gần 50 tỷ đồng. Các mã VPB (-283 tỷ đồng), MWG (-152 tỷ đồng), HDB (-100 tỷ đồng) đối trọng lại chiều mua bao gồm HPG (+236 tỷ đồng), TCB (+196 tỷ đồng), FPT (+72,3 tỷ đồng), DBC (+65 tỷ đồng).

Vận động thị trường

Cơ cấu giao dịch của dòng tiền cũng tập trung mạnh vào nhóm VN30 với tỷ trọng chiếm hơn 60% HOSE. Thông thường, quy mô giao dịch của nhóm VN30 chỉ chiếm dưới 50% nên thống kê kể trên cho thấy nhà đầu tư đang tập trung hơn vào các cổ phiếu lớn.

Cổ phiếu lớn nhất của ngành Thép là HPG (+2%) là mã đã "tham chiến" từ phiên sáng nay cùng với các cổ phiếu lớn như VHM (+2,2%), VIC (+1,7%), MSN (+2,4%). Kể cả khi các mã Thép khác hạ nhiệt về cuối phiên, HPG vẫn đóng cửa ở mức cao nhất phiên.

Trong khi đó, Ngân hàng đã tạo ra sự hào hứng và sôi động trong phiên chiều với một loạt các mã tăng đồng loạt như ACB (+2,9%), SSB (+2,3%), MBB (+1,6%), STB (+1,3%), BID (+1,1%), CTG (+1%), TCB (+1%) trong đó ACB đóng cửa cao nhất phiên.

Nhờ có sự quay lại của Ngân hàng, nhóm cổ phiếu Chứng khoán cũng tự tin hơn về cuối phiên. Nhiều mã đã vượt qua được áp lực chốt lời để tăng giá như VND (+2,9%), BSI (+1,4%), CTS (+0,9%), AGR (+1,1%) và MBS (+0,3%), SHS (+1,9%) trên HNX.

Các nhóm ngành như Hóa chất, Khu Công nghiệp cũng có nhiều cổ phiếu "nhạy" với sự dẫn dắt như BFC (+2,1%), DCM (+1,9%), CSV (+1,5%), VGC (+2,2%), SZC (+3,4%), KBC (+1,9%), D2D (+1,6%).

Độ rộng của HOSE đạt 57% mã tăng giá trong khi chỉ có 25,5% mã giảm giá. Chỉ số VN-Index tăng 9,87 điểm lên 1.281,85 điểm (+0,78%). Thanh khoản sàn đạt 676,88 triệu đơn vị, tương đương 17.084 tỷ đồng. Qua đó, VN-Index đã không còn đối diện với nguy cơ đánh mất xu hướng tăng ngắn hạn.

Các chỉ số còn lại vận động trong biên độ hẹp cùng với dòng tiền hạn chế hơn. HNX-Index tăng 0,11% lên 231,77 điểm. Thanh khoản 46,05 triệu đơn vị, tương đương 905,97 tỷ đồng.

Còn UPCoM-Index đóng cửa tại tham chiếu với thanh khoản sàn đạt 33,37 triệu đơn vị, tương đương 759,94 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Kịch tính kiểm định đáy 2, thị trường đã có lúc giảm 70 điểm

Thị trường đã có một phiên biến động lớn khi có thời điểm chỉ số VN-Index giảm tới 70 điểm cùng nhiều Bluechips xuất hiện giá sàn. Dù vậy, cuối phiên, biên độ giảm đã kịp thời thu hẹp lại và VN-Index đóng cửa ở ngày đáy 2.

Thị trường tìm sự cân bằng giữa rủi ro thuế quan 2025 và cơ hội kết quả kinh doanh quý I Thị trường vẫn cần thêm thời gian để kiểm tra đáy 2

Margin cao kỷ lục, công ty chứng khoán còn bao nhiêu room cho vay?

Tỷ lệ Margin/VCSH tại ngày 31/3 tăng mạnh lên xấp xỉ 100%, cao nhất trong vòng 12 quý nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với giai đoạn VN-Index trên đỉnh 1.500 điểm hồi cuối 2021 đến đầu 2022.

HOSE và HNX cắt margin hơn 130 mã chứng khoán trong quý 2/2025 Cổ phiếu bật tăng kịch trần, mẹ con Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Hùng Cường vẫn bị “call margin”

Góc nhìn chuyên gia: Thị trường không dành cho người nôn nóng "bắt sóng"

Theo chuyên gia, quý 2 sẽ là giai đoạn thử thách thực sự cho thị trường, không phải để kỳ vọng vào lợi nhuận tăng vọt, mà để đánh giá mức độ thích ứng và sức đề kháng của doanh nghiệp trong một môi trường có thể biến động rất nhanh.

Chứng khoán DNSE dẫn đầu thị phần tài khoản chứng khoán mở mới, đạt 33% toàn thị trường Quý I, Chứng khoán HSC đạt 863 tỷ đồng doanh thu, dư nợ cho vay 20.000 tỷ đồng

Quý I, Chứng khoán HSC đạt 863 tỷ đồng doanh thu, dư nợ cho vay 20.000 tỷ đồng

Doanh thu của HSC đạt 863 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Kết quả này ghi nhận trong bối cảnh giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường quý I/2025 giảm 24% so với cùng kỳ, xuống còn 18.000 tỷ đồng/ngày.

BSC đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 560 tỷ đồng trong năm 2025 VPBankS báo lãi quý I gần gấp đôi cùng kỳ, dư nợ margin kỷ lục hơn 12.760 tỷ đồng

VPBankS báo lãi quý I gần gấp đôi cùng kỳ, dư nợ margin kỷ lục hơn 12.760 tỷ đồng

Quý I/2025, VPBankS đạt doanh thu kỷ lục, chi phí hoạt động giảm mạnh giúp lợi nhuận gần gấp đôi cùng kỳ, đạt gần 351 tỷ đồng. Dư nợ margin tiếp tục lập kỷ lục mới, lên hơn 12.760 tỷ đồng trong khi tổng tài sản tăng mạnh.

Dư nợ của Chứng khoán TCBS vượt 30.000 tỷ đồng Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại