Thị trường phơi bày sự khắc nghiệt ngay phiên đầu tháng 8

Bất chấp kết quả kinh doanh cũng như số liệu vĩ mô tích cực được đưa ra, thị trường trong phiên đầu tiên của tháng 8 lại chứng kiến sức ép lớn từ bên bán ra khiến cho nhiều cổ phiếu giảm sàn. Điểm tích cực nhất chỉ đến từ việc lượng tiền tham gia bắt đáy tăng mạnh cùng sự nâng đỡ của khối ngoại.

Thị trường phơi bày sự khắc nghiệt ngay phiên đầu tháng 8

Định vị thị trường

Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một phiên giao dịch lạc lõng nếu nhìn vào vận động của các chỉ số khu vực. Nhiều chỉ số châu Á vẫn tăng điểm như TWSE (+1,99%), KOSPI (+0,25%), SET (+0,21%). Trong khi đó, chỉ số NIKKEI 225 (-2,49%) dù giảm sâu nhất vẫn giữ được vị thế mạnh khi đã tăng gần 14% từ đầu năm.

Còn VN-Index sau khi đã bỏ lỡ nhịp tăng cùng khu vực hiện còn đang lún sâu vào giai đoạn đầy nghiệt ngã. Bất chấp đã có những trụ quay lại hỗ trợ thị trường, VN-Index đón nhận thiệt lớn về điểm số khi hàng loạt các nhóm ngành tiếp tục bị đánh sập mất xu hướng.

Chất xúc tác

Ngay trước phiên giao dịch, thị trường đón nhận 2 thông tin rất tích cực có thể hỗ trợ cho tâm lý nhà đầu tư. Đầu tiên, theo thống kê từ Fiintrade, lợi nhuận sau thuế quý II/2024 của toàn thị trường tăng 25,6% so với cùng kỳ năm 2023 và +12,8% so với quý I/2024, cao hơn mức tăng trưởng đạt được trong quý I trước đó (+15,7% và +0,04%).

Cùng với đó là PMI tháng 7 tiếp tục giữ ở mức cao 54,7 điểm, tương đương tháng 6 nhờ số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng mạnh khiến các nhà sản xuất tăng sản lượng.

Tuy nhiên, tác động lên dòng tiền lại không đi theo chiều hướng mong muốn. Thanh khoản dù gia tăng nhưng chỉ xuất hiện sau khi các cổ phiếu bị "ép xuống", giảm sâu. Khớp lệnh của HOSE tăng phiên thứ 5 liên tiếp và tăng hơn 24% so với phiên ngày hôm qua. Qua đó, thanh khoản của HOSE đã có phiên thứ 2 liên tiếp trên mức bình quân 20 phiên.

Tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài sụt giảm xuống còn 6,5% cho thấy nhà đầu tư trong nước mới là bên đã đẩy mạnh giao dịch trong phiên hôm nay.

Quảng cáo
Thị trường phơi bày sự nghiệt ngã ngay phiên đầu tháng 8
Khối ngoại tiếp tục mua vào nhiều mã Bluechips.

Khối ngoại cũng đồng thời quay lại mua ròng hơn 60 tỷ đồng với lực mua tiếp tục hướng đến các cổ phiếu Bluechips như VCB (+165 tỷ đồng), VNM (+151 tỷ đồng), MWG (+73 tỷ đồng), MSN (+64 tỷ đồng), BID (+47,24 tỷ đồng). Trong khi đó, chiều ngược lại FPT (-159 tỷ đồng), SSI (-75 tỷ đồng) bị rút ròng.

Vận động thị trường

Các cổ phiếu Bluechips được khối ngoại mua/bán thiếu nhất quán khiến cho vận động giá cũng diễn ra trái chiều. VCB (+1,7%) vẫn tăng giá trong khi FPT (-3%), SSI (-4,27%) giảm sâu

Thực tế, trong giai đoạn phiên sáng, cả VCB và BID còn tăng giá tốt, đã hỗ trợ VN-Index tăng điểm. Tuy nhiên, trước tâm lý kém ổn định của nhà đầu tư nội, sự nâng đỡ của các cổ phiếu Bluechips cũng bị bào mòn dần về cuối phiên. BID (-1,7%) đã đảo chiều giảm kéo theo các mã Ngân hàng khác như CTG (-1,7%), MBB (-4,1%), STB (-3,3%), VPB (-2,4%), TPB (-2,5%), ACB (-2,4%) cũng đóng cửa trong trạng thái bất lợi.

Cùng với đó các mã như BCM (-7%), GVR (-4,8%), MWG (-2,7%), MSN (-3,1%), POW (-2,2%) đều gây thất vọng. Tổng cộng rổ VN30 có 28/30 mã giảm còn chỉ số VN30 giảm tới 2,09%.

Nhà đầu tư nắm giữ nhóm Midcap và Penny thể hiện sự thất vọng sau khi đã mất hết điểm tựa từ Ngân hàng cùng VN30. Các mã giảm trên 5% xuất hiện hàng loạt như HAH (-6,95%), TCH (-6,91%), PDR (-6,8%), TCM (-6,91%), VOS (-6,14%), ANV (-6,78%), DPG (-6,95%), CMG (-6,91%), NHA (-6,95%), BFC (-6,94%), GEX (-5,49%)…

Theo thống kê, số lượng mã giảm sàn xuất hiện ở 27 mã trong khi sắc đỏ bao phủ tới 84% sàn. Chỉ số VN-Index mất 24,55 điểm (-1,96%). Tổng khối lượng giao dịch toàn sàn đạt 897,26 triệu đơn vị, tương đương 21.396 tỷ đồng.

Thiệt hại lớn cũng xuất hiện trên HNX và UPCoM. 2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index giảm lần lượt 2,6% và 1,63%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt gần 3.200 tỷ đồng.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Sắc đỏ bảo trùm, thị trường lại đánh mất xu hướng tăng ngắn hạn

Dù có một số cổ phiếu lớn tăng đột biến nhưng thị trường tiếp tục giảm điểm. Đóng cửa phiên, chỉ số VN-Index đã một lần nữa lùi xuống dưới đường MA20.

Thị trường bị dồn nén trong tuần đáo hạn phái sinh tháng 10/2024 "Nhàm chán" với câu chuyện vượt 1.300 điểm, thị trường cần tìm động lực mới

Thị trường bị dồn nén trong tuần đáo hạn phái sinh tháng 10/2024

Tuần giao dịch có sự kiện đáo hạn phái sinh khép lại với trạng thái giảm điểm nhẹ của thị trường chung. Mốc 1.300 điểm vẫn là chướng ngại lớn dù chỉ số VN-Index đã ở rất gần.

Có các mã Ngân hàng lập kỷ lục giá trong phiên, thị trường vẫn chưa hết ảm đạm Chứng khoán HSC tiến gần hơn đến tham vọng cho vay 20.000 tỷ đồng

"Nhàm chán" với câu chuyện vượt 1.300 điểm, thị trường cần tìm động lực mới

Thị trường chứng khoán liên tục bị dồn nén và thiếu đi sự hào hứng trước mốc 1.300 điểm. Các chuyên gia đã đưa ra quan điểm về vận động thị trường khi xuất hiện tâm lý nhàm chán trong một bộ phận nhà đầu tư.

Quý III, lợi nhuận sau thuế DNSE tăng 10% so với cùng kỳ Giải mã nguyên nhân VN-Index vẫn “dậm chân tại chỗ”, duy trì quanh ngưỡng 1.200 điểm suốt 2 thập kỷ

Chứng khoán HSC tiến gần hơn đến tham vọng cho vay 20.000 tỷ đồng

Một trong những mục tiêu lớn trong năm 2024 của CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) là đạt dư nợ cho vay 18.000-20.000 tỷ đồng. Sau quý III/2024, Công ty đã đạt được mục tiêu đề ra và áp sát gần hơn mốc 20.000 tỷ đồng.

Quý III/2024, Vietcap vs HSC có tăng trưởng thị phần môi giới tốt nhất trên HOSE Cổ phiếu HCM tiệm cận đỉnh thời đại sau thông báo triệu tập họp bàn tăng vốn

Có các mã Ngân hàng lập kỷ lục giá trong phiên, thị trường vẫn chưa hết ảm đạm

Thị trường ghi nhận một số mã như ACB, MBB có giá kỷ lục trong khi STB cũng tiệm cận đỉnh thời đại trong phiên. Tuy nhiên, trạng thái giao dịch chung vẫn khả ảm đạm.

Thị trường đóng cửa ở vùng nhạy cảm trước phiên đáo hạn phái sinh Phiên đáo hạn phái sinh, niềm tin vào thị trường có thời điểm bị lung lay

Quý thứ 7 liên tiếp tăng trưởng, dư nợ của Chứng khoán TCBS chính thức vượt 1 tỷ USD

Với vị thế cho vay chứng khoán lớn nhất thị trường, CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) tiếp tục mở rộng dư nợ sang quý thứ 7 liên tiếp và đã vượt qua mốc 1 tỷ USD sau quý III/2024.

Chứng khoán TCBS thu hơn 1.200 tỷ đồng lãi từ dư nợ margin gần 1 tỷ USD nửa đầu 2024 TCBS điều chỉnh phương án phát hành tăng vốn điều lệ lên hơn 19.600 tỷ đồng