Thị trường ghi nhận những biến động lớn ở TPB, ORS, IJC

Phiên đáo hạn phái sinh tháng 3 cũng là phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp của thị trường chứng khoán Việt Nam. Các diễn biến giằng co ở các cổ phiếu Bluechips liên tục xuất hiện trong khi một số mã như TPB, ORS, IJC xuất hiện biến động lớn.

Thị trường ghi nhận những biến động lớn ở TPB, ORS, IJC

Định vị thị trường

Các thị trường chứng khoán châu Á phân hóa trong vận động với KOSPI (+0,32%), TWSE (+1,9%), STI (+0,72%), NIFTY 50 (+0,95%) tăng điểm. Trái ngược lại, NIKKEI 225 (-0,25%), SHMCP (-0,51%), KLSE (-0,69%) đóng cửa trong sắc đỏ.

Còn thị trường Việt Nam lại có một phiên đáo hạn phái sinh kèm với những rung lắc. Đóng cửa, chỉ số VN-Index giảm gần 1 điểm, qua đó có 3 phiên giảm điểm liên tiếp.

Chất xúc tác

Tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trong ngày đáo hạn phái sinh thể hiện qua quy mô khớp lệnh của HOSE giảm gần 2% xuống 821.24 triệu đơn vị. Đồng thời, xuống dưới mức bình quân 20 phiên gần nhất.

Với thị trường phái sinh, khối lượng mở (OI) của HĐTL VN30F2503 còn khá lớn đạt gần 33 nghìn đơn vị. Trong cả phiên, VN30F2503 đã có nhiều nhịp đảo chiều, phản ánh biến động khó lường. Mức chốt phiên của hợp đồng tại 1.376,5 điểm, tương ứng chênh lệch với VN30 là -2,45 điểm.

Thị trường ghi nhận những biến động lớn ở TPB, ORS, IJC
2 phiên bán ròng đều đạt trên 1.400 tỷ đồng.

Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài cũng tiếp tục bán ròng với quy mô lớn, trên 1.400 tỷ đồng, tập trung vào các cổ phiếu FPT (-268,33 tỷ đồng), HPG (-185 tỷ đồng), TPB (-171 tỷ đồng), VHM (-118 tỷ đồng), CTG (-97 tỷ đồng), DIG (-95,16 tỷ đồng), SSI (-81 tỷ đồng).

Quảng cáo

Được biết, trong ngày hôm qua, Ngân hàng Nhà nước hút ròng 9.129,28 tỷ đồng từ thị trường qua nghiệp vụ thị trường mở. Trạng thái giao dịch có 65.334,97 tỷ đồng lưu hành trên kênh cầm cố; không có tín phiếu lưu hành trên thị trường.

Vận động thị trường

Cổ phiếu TPB (-5,3%) là một trong những tâm điểm của thị trường. Việc bị khối ngoại bán ròng cùng với tâm lý nhà đầu tư kém ổn định đã kéo TPB giảm sâu và liên đới sang ORS (-6,82%). Giá trị giao dịch của TPB đã tăng vọt lên gần 1.250 tỷ đồng đứng đầu toàn HOSE trong khi ORS cũng giao dịch gần 310 tỷ đồng.

Ngoài cặp đôi kể trên, IJC cũng là mã có biến động giảm sàn, qua đó đánh rơi hết toàn bộ thành quả tăng giá của tuần trước. Hiện IJC đang chịu ảnh hưởng từ các thông tin sáp nhập hành chính các tỉnh. Cùng với đó, Công ty cũng vừa công bố nội dung phát hành tăng vốn theo tỷ lệ 3:2 cho ĐHĐCĐ thường niên 2025.

Tuy nhiên, những trường hợp cá biệt như TPB, ORS, IJC không ảnh hưởng rõ ràng tới nhóm Ngân hàng, Chứng khoán, Đầu tư công, Khu công nghiệp.

Thực tế, nhóm Ngân hàng vẫn đón sắc xanh ở hàng loạt mã như SHB (+0,86%), MBB (+1,68%), TCB (+0,73%), STB (+1,3%), CTG (+0,12%), HDB (+0,22%), VCB (+0,45%), giúp triệt tiêu đi gần hết những ảnh hưởng kém tích cực từ TPB.

Nhóm Chứng khoán cũng ghi nhận VND (+0,33%), VIX (+1,65%), VCI (+1,16%), HCM (+0,31%), CTS (+2,4%). Còn tại nhóm Đầu tư công và Khu Công nghiệp cũng ghi nhận các mã tăng tốt như CTD (+3,21%), VCG (+0,96%), GEX (+4,61%), SIP (+3,21%)…

Chỉ số VN-Index chỉ dao động trong biên độ tổng cộng 16 điểm và đóng phiên ngay dưới tham chiếu, giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm (-0,05%). Tổng giá trị giao dịch toàn sàn đạt 19.674 tỷ đồng.

Trong khi đó, HNX-Index và UPCoM-Index đóng cửa trái chiều: HNX-Index tăng 0,2% còn UPCoM-Index giảm 0,2%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 1.700 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Kịch tính kiểm định đáy 2, thị trường đã có lúc giảm 70 điểm

Thị trường đã có một phiên biến động lớn khi có thời điểm chỉ số VN-Index giảm tới 70 điểm cùng nhiều Bluechips xuất hiện giá sàn. Dù vậy, cuối phiên, biên độ giảm đã kịp thời thu hẹp lại và VN-Index đóng cửa ở ngày đáy 2.

Thị trường tìm sự cân bằng giữa rủi ro thuế quan 2025 và cơ hội kết quả kinh doanh quý I Thị trường vẫn cần thêm thời gian để kiểm tra đáy 2

Margin cao kỷ lục, công ty chứng khoán còn bao nhiêu room cho vay?

Tỷ lệ Margin/VCSH tại ngày 31/3 tăng mạnh lên xấp xỉ 100%, cao nhất trong vòng 12 quý nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với giai đoạn VN-Index trên đỉnh 1.500 điểm hồi cuối 2021 đến đầu 2022.

HOSE và HNX cắt margin hơn 130 mã chứng khoán trong quý 2/2025 Cổ phiếu bật tăng kịch trần, mẹ con Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Hùng Cường vẫn bị “call margin”

Góc nhìn chuyên gia: Thị trường không dành cho người nôn nóng "bắt sóng"

Theo chuyên gia, quý 2 sẽ là giai đoạn thử thách thực sự cho thị trường, không phải để kỳ vọng vào lợi nhuận tăng vọt, mà để đánh giá mức độ thích ứng và sức đề kháng của doanh nghiệp trong một môi trường có thể biến động rất nhanh.

Chứng khoán DNSE dẫn đầu thị phần tài khoản chứng khoán mở mới, đạt 33% toàn thị trường Quý I, Chứng khoán HSC đạt 863 tỷ đồng doanh thu, dư nợ cho vay 20.000 tỷ đồng

Quý I, Chứng khoán HSC đạt 863 tỷ đồng doanh thu, dư nợ cho vay 20.000 tỷ đồng

Doanh thu của HSC đạt 863 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Kết quả này ghi nhận trong bối cảnh giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường quý I/2025 giảm 24% so với cùng kỳ, xuống còn 18.000 tỷ đồng/ngày.

BSC đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 560 tỷ đồng trong năm 2025 VPBankS báo lãi quý I gần gấp đôi cùng kỳ, dư nợ margin kỷ lục hơn 12.760 tỷ đồng

VPBankS báo lãi quý I gần gấp đôi cùng kỳ, dư nợ margin kỷ lục hơn 12.760 tỷ đồng

Quý I/2025, VPBankS đạt doanh thu kỷ lục, chi phí hoạt động giảm mạnh giúp lợi nhuận gần gấp đôi cùng kỳ, đạt gần 351 tỷ đồng. Dư nợ margin tiếp tục lập kỷ lục mới, lên hơn 12.760 tỷ đồng trong khi tổng tài sản tăng mạnh.

Dư nợ của Chứng khoán TCBS vượt 30.000 tỷ đồng Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại