Thị trường chứng khoán Trung Quốc dẫn dắt đà tăng tại châu Á

Các TTCK châu Á tăng điểm trong phiên giao dịch chiều 2/12, khi giới đầu tư đón nhận dữ liệu cho thấy tình trạng của nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu chuyển biến tích cực hơn.

094415-chung-khoan-chau-au-giam-nhe-dien-bien-trai-chieu-tai-chau-a.jpg
Thị trường chứng khoán Trung Quốc dẫn dắt đà tăng tại châu Á. Ảnh: TTXVN

Thị trường chứng khoán khởi đầu tháng mới với tâm lý lạc quan sau những biến động mạnh kể từ khi ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ và cảnh báo sẽ áp thuế nặng với Trung Quốc, Canada và Mexico.

Thị trường Hong Kong và Thượng Hải nằm trong số những thị trường tăng điểm mạnh nhất, với chỉ số Hang Seng và Shanghai Composite tăng lần lượt 0,65% và 1,1% lên 19.550,29 điểm và 3.363,98 điểm.

Đà tăng này diễn ra sau khi dữ liệu cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã mở rộng nhanh hơn dự đoán trong tháng 11. Các số liệu về chỉ số các nhà quản trị mua hàng (PMI) mang đến hy vọng rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang có tiến triển sau một thời gian dài giảm tốc, nhờ loạt biện pháp hỗ trợ được công bố vào cuối tháng Chín.

Các chuyên gia Anna Zhou và Helen Qiao tại Bank of America Global Research dự đoán các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc sẽ tăng cường những biện pháp nới lỏng trong năm tới, trong đó có việc tiếp tục các chương trình nâng cấp thiết bị và trợ cấp hàng tiêu dùng, giúp hỗ trợ lĩnh vực sản xuất trong bối cảnh nhu cầu ở nước ngoài suy giảm.

Quảng cáo

Một số nhà bình luận cũng bày tỏ sự lạc quan rằng ông Trump có thể áp dụng cách tiếp cận thực tế hơn đối với thuế quan. Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum, sau cuộc điện đàm với ông Trump, cho biết sẽ không có một cuộc chiến thuế quan tiềm năng nào.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn thận trọng theo dõi diễn biến khi Tổng thống đắc cử Mỹ thành lập nội các của mình. Các nhà phân tích tại Moody's Analytics cho biết các nền kinh tế phát triển ở Đông Bắc Á đang liên tục duy trì thặng dư thương mại hàng hóa với Mỹ.

Mặc dù không lớn bằng mức thặng dư 280 tỷ USD của Trung Quốc hay 207 tỷ USD của Liên minh châu Âu (EU) với Mỹ, nhưng Nhật Bản, Hàn Quốc đều có mức thặng dư đủ lớn với Mỹ, khiến các nền kinh tế này có nguy cơ trở thành mục tiêu của các mức thuế quan mới.

Trong khi đó, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,8% lên 38.513,02 điểm. Thị trường Tokyo tăng điểm khi đồng yen giữ được đà tăng gần đây quanh mức 150 yen đổi 1 USD, trước những dự đoán ngày càng tăng rằng Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ tăng lãi suất sau báo cáo cho thấy lạm phát của Tokyo vượt dự báo vào tuần trước.

Mới đây, Thống đốc BoJ Kazuo Ueda cho biết việc tăng lãi suất đang đến gần, khi dữ liệu kinh tế đang đi đúng hướng.

Phiên này, sắc xanh cũng được ghi nhận tại các thị trường Sydney, Mumbai, Singapore, Manila và Bangkok.

Tại Việt Nam, khép lại phiên này, chỉ số VN-Index tăng 0,75 điểm, hay 0,06%, lên 1.251,21 điểm, còn chỉ số HNX-Index tăng 0,68 điểm, hay 0,3%, lên 225,32 điểm.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Bán ròng kỷ lục năm 2024, khối ngoại liệu có quay lại mua ròng năm 2025?

Năm 2024, khối ngoại bán ròng gần 94.450 tỷ đồng trên toàn thị trường, tương ứng khoảng 3,7 tỷ USD. Kỳ vọng thị trường được nâng hạng năm 2025, một số dự báo cho rằng khối ngoại sẽ quay trở lại mua ròng.

Lo lắng về tỷ giá, thị trường chứng khoán đánh mất xu hướng tăng dài hạn Điều gì khiến chứng khoán Việt Nam "đánh rơi" 15 điểm trong phiên cuối tuần?

Điều gì khiến chứng khoán Việt Nam "đánh rơi" 15 điểm trong phiên cuối tuần?

VN-Index đóng cửa phiên 3/1 với mức điểm thấp nhất phiên tại 1.254 điểm, tương đương giảm 15 điểm (-1,19%), sắc đỏ bao trùm thị trường với gần 600 mã giảm áp đảo hoàn toàn so với mã tăng giá.

Cổ phiếu của "đại gia" vừa nhảy vào cuộc đua làm trạm sạc xe điện được dự báo có thể rời rổ VN30 trong kỳ review tháng 1 Đồng VND có thể mất 3%, lãi suất huy động đi ngang năm 2025